ClockThứ Ba, 07/05/2019 08:36

“Vịn” vào bánh Huế

TTH - Nhưng tôi đã ngỡ ngàng khi nhìn thấy những chiếc bánh bèo, nậm, lọc, ram ít… trên tường FB của bạn ấy.

Dân dã bánh ép Thuận AnHiền như… bánh nậm!Trưng bày bánh mứt Tết Huế

Bạn ấy không phải là người đầu tiên làm các loại bánh Huế ở xứ người. Nơi đất phương Nam nắng gió, không biết đã có bao nhiêu nhà hàng Huế, các biển món Huế và những hàng gánh đâu đó nem nép trên các vỉa hè để bán một vài món ẩm thực Huế. Tôi cũng thấy đó là điều bình thường, như những cách mưu sinh với những hương vị bản sắc riêng, để có thể tồn tại, ổn định cuộc sống trước khi là phát triển, nếu được.

Nhưng tôi đã ngỡ ngàng khi nhìn thấy những chiếc bánh bèo, nậm, lọc, ram ít… trên tường FB của bạn ấy. Vấn đề là ở chỗ, trông chúng xuất sắc và được trình bày khá tinh tế đến độ người xem cảm thấy muốn được đưa chúng lên miệng. Được chạm vào lớp bột lọc trong veo nổi rõ nhân tôm thịt trông thật gợi trên lớp lá luộc xanh mướt; muốn nhón một chiếc bánh bèo nhân tôm chấy và hít hà hương vị Huế cùng với lát ớt đỏ tươi trong chén nước chấm mơ vàng… Ngay cả caption của bạn ấy đọc cũng ngồ ngộ, vui vui qua vẻ tếu táo rất đời.

Thực ra thì, cái ngỡ ngàng nhất với tôi là tại sao bạn ấy lại quay ngoắt một phát, rời bỏ công việc của mình, những chuyến đi của mình để làm ông chủ của các món bánh Huế; để trở thành một shipper bịt kín mặt mũi cưỡi xe đi giao bánh cho người đặt hàng, trong đó không ít là bạn bè. Cơn cớ nào, hay một sự khúc mắc, không hanh thông trong công việc chăng?

Hỏi, thì chỉ được một câu trả lời đơn giản, rằng em chán làm thuê cho người ta mãi rồi. Rồi bạn ấy bảo với tôi qua những ký tự trên cửa sổ messenger ngay trong chốc lát, rằng chị có biết không, tất tật từ một tay em cả đấy. Từ khâu đâu tiên đến khâu cuối cùng là giao tận tay cho khách, bất kể mưa nắng hay đường xa đường gần. Được cái là mọi người cũng ủng hộ nên mọi thứ đang ổn dần. Bạn ấy còn kể làm cả nước ép trái cây, bán cả mật ong. “Em đâu có nghĩ một lúc nào đó, mình lại sống bằng các loại bánh Huế mình đâu chị!” Bạn ấy gõ cho tôi. “Không chỉ đang sống, mà còn rất chăm chút với từng chiếc bánh, ngọn lá… như đã để hết tâm mình vào đó nữa” là điều mà tôi muốn gõ lại, nếu bạn ấy không bảo rằng, thôi, em đi làm 20 chai nước ép cho khách vừa đặt đây.

Không thể nói đó là món bánh cứu rỗi, nhưng hình như với bạn ấy, đó là một cánh cửa hoàn toàn khác để lại tiếp tục tương tác với cuộc sống, với những dư vị Huế như một đặc tính riêng, chỗ đứng riêng. Nhưng một đấng nam nhi, “vịn” vào món bánh quê hương để bước tiếp cuộc đời trên xứ người kể cũng lạ và bản lĩnh đâu có ít?

Hoàng Mai

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

Những ngày qua, kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới rất quan tâm tới công tác khắc phục hậu quả bão lũ của Việt Nam và kết quả của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tiến sĩ, bác sĩ Võ Toàn Trung, một Việt kiều tại Pháp, bày tỏ rằng tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi gian khó cũng như tầm nhìn, quyết sách quan trọng vừa được đưa ra sẽ tạo bước đột phá để đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững.

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam
Chuyện người đàn ông làm bánh Huế

Xưa nay chuyện bếp núc, nhất là làm các món bánh, mứt đòi hỏi đôi bàn tay mềm mại khéo léo nên đa phần do người phụ nữ đảm trách. Ấy thế nhưng lại có một chàng trai theo đuổi đam mê này, đó là Trần Thanh Quang, một nghệ nhân trẻ năm nay 45 tuổi, là chủ nhân một quán trà, bánh, mứt khá “chất” ở Huế.

Chuyện người đàn ông làm bánh Huế
Mang thu Hà Nội vào với Huế

“Không cần phải đi xa như mình, không cần tốn nhiều chi phí như mình” là cách các bạn trẻ ở Huế đem không khí của Hà Nội với hình ảnh chiếc xe bán hoa dạo nổi tiếng về Cố đô, để cùng chia sẻ các khoảnh khắc “mùa thu Hà Nội” với các bạn cùng quê đang ở nhà.

Mang thu Hà Nội vào với Huế
Những lưu ý cho học sinh mới vào lớp 10

Sau khi có kết quả tuyển sinh vào trường trung học phổ thông (THPT), các em học sinh vào lớp 10 cần lưu ý có sự chuẩn bị chu đáo để tránh những điều đáng tiếc xảy ra trong suốt 3 năm học cấp THPT.

Những lưu ý cho học sinh mới vào lớp 10
Return to top