ClockThứ Sáu, 15/01/2021 20:45

Xây dựng gia đình, họ tộc yên bình, hạnh phúc, thịnh vượng

TTH.VN - Chiều 15/1, tại buổi gặp mặt gần 500 người là trưởng họ tộc, già làng, người có uy tín trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ mong muốn nhận được nhiều góp ý, trao đổi, hiến kế để tỉnh phát triển bền vững trên nền tảng bản sắc văn hóa Huế. Mỗi hạt nhân tích cực của xã hội là gia đình, họ tộc sẽ góp phần để Huế thật sự là một xã hội yên bình, hạnh phúc, thịnh vượng...

Người dân Vinh Mỹ đồng thuận bảo vệ môi trường“Trụ cột” của bản làngGiữ "lửa"Người đàn ông Pa Hy truyền cảm hứngMạch nguồn chảy mãi.Uy tínCán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược: Nhận diện tố chất cần và đủA Lưới phát huy vai trò của già làng, trưởng bản

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thông tin về một số tình hình kinh tế-xã hội đến các trưởng họ tộc, già làng

Dòng họ văn hóa, giữ gìn nề nếp gia phong

Mở đầu buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ bày tỏ sự trân trọng, biết ơn và đánh giá cao sự đóng góp quý báu của quý vị trưởng tộc, già làng trong gìn giữ nề nếp gia phong của dòng họ mình, các thế hệ con cháu tiếp nối truyền thống của dòng tộc để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Khẳng định những thành công của tỉnh thời gian qua là kết quả của sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân tỉnh nhà; trong đó, có sự đóng góp tích cực, bền bỉ, tâm huyết, đầy trách nhiệm của các quý vị trưởng họ tộc, già làng.

“Chính đội ngũ trưởng họ tộc đã gương mẫu, tậm tâm chỉ dạy, vận động con cháu trong dòng họ gìn giữ nề nếp gia phong, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chăm lo phát triển kinh tế gia đình, phát triển văn minh đô thị và nông thôn, tham gia tích cực các mô hình xây dựng dòng họ hiếu học, dòng họ văn hóa, dòng họ không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, dòng họ tiêu biểu trong tham gia các phòng trào xã hội tại địa phương”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao việc các họ tộc xây dựng dòng họ văn hóa, cho rằng đây là việc làm quan trọng tạo nền tảng và xây dựng những tế bào lành mạnh cho một xã hội tốt đẹp nên được các dòng họ trên địa bàn tỉnh chú trọng. Cộng đồng các họ tộc đã cùng nhau tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa làm cho tình cảm gia tộc ngày càng gắn bó hơn, góp phần phục hồi đạo đức, kỷ cương gia đình và xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; giáo dục phong trào “ông bà, cha mẹ mẫu mực, hiền từ; con trung hiếu, cháu thảo hiền”; giáo dục các thế hệ con cháu, tạo nên mạch truyền nối tiếp cho dòng họ.

Chủ tịch UBND tỉnh ân cần thăm hỏi các vị trưởng họ tộc tại buổi gặp mặt 

Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, nền tảng văn hóa Huế không ở đâu xa mà chính là ở cộng đồng, ở mỗi người dân Huế, thể hiện trong gia phong của mỗi dòng họ, trong cốt cách nho nhã của con người Huế, trong truyền thống hiếu học và học giỏi, trong ý chí lao động sáng tạo vươn lên của người Huế.

“Chính các vị trưởng họ tộc và già làng ở đây là những tấm gương sáng, nhân tố quan trọng khẳng định sức sống nội sinh và sự lan tỏa, phát triển của văn hóa Huế; của một Huế truyền thống văn hiến, sang trọng trong quá khứ và hội nhập, giàu có trong hiện tại, để Huế phát triển nhanh trên nền tảng tri thức, phát triển bền vững trên nền tảng văn hóa”, Chủ tịch UBND tỉnh nói.

Xây dựng các mô hình dòng họ điển hình 

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, thời gian qua, phát huy truyền thống “đất học” của quê hương có nhiều cách làm mới, sáng tạo, các dòng họ đề cao truyền thống hiếu học và học giỏi của dòng họ để các thế hệ con cháu tiếp nối. Hằng năm, thường vào dịp chạp họ, đầu năm, rất nhiều dòng họ tiến hành trao học bổng tuyên dương thành tích học tập, thi đỗ đại học, có bằng tiến  sĩ, thạc sĩ của con em trong dòng họ.

Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nông thôn, nhiều dòng họ đã vận động gia con cháu trong dòng họ hiến đất mở đường, tự động tháo dỡ hàng trào của dòng họ hiến đất xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, các dòng họ trên địa bàn tỉnh đã tích cực đấu tranh tố giác tội phạm, cảm hóa giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư; ký cam kết đảm bảo dòng họ không có người vi phạm pháp luật, nghiện ma túy, cờ bạc; chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông...

Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo tỉnh lắng nghe góp ý, hiến kế của các trưởng họ tộc, già làng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong việc phát huy vai trò của dòng họ trong phát triển nền tảng văn hóa Huế, trong thực hiện các phòng trào xã hội tại địa phương, xây dựng xã hội học tập, dòng họ học tập, dòng họ văn hóa, dòng họ tự quản về an ninh trật tự và không có người vi phạm pháp luật, xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nông thôn.

Ông Đồng Hữu Cường ở huyện Phong Điền phấn khởi cho biết, năm nay đã 87 tuổi, cái tuổi gần đất xa trời, tôi rất vinh dự và tự hào khi lần đầu tiên được lãnh đạo tỉnh tổ chức gặp mặt. Tôi cảm nhận được sự chăm lo của Đảng, nhà nước đối với các dòng tộc, quan tâm xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Tôi cố gắng sống khoẻ, sống tốt, tuyên truyền vận động con cháu sống tốt để chờ đợi ngày cả tỉnh lên thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trao quỹ khuyến học cho đại diện các họ tộc

Ông Hà Văn Sanh, ở phường Hương Sơ, TP. Huế chia sẻ, người dân rất phấn khởi với những thành quả của tỉnh nhà thời gian qua. Với trách nhiệm của bản thân, chúng tôi xin hứa sẽ vận động, tuyên truyền con cháu phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp bản sắc văn hoá Huế, giữ lại những nét đẹp nhất mà Huế từng có, có những tiếp thu thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng gợi mở, “đặt hàng” cho các dòng họ xây dựng và phát triển các phong trào, mô hình như: “Mô hình dòng họ hạnh phúc”; “Mô hình dòng họ tiêu biểu trong tham gia các phong trào xã hội”’; “Mô hình dòng họ sáng tạo”; “Mô hình tủ sách dòng họ”. Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng tiêu chí hướng dẫn cụ thể các dòng họ phát động áp dụng và phát triển các mô hình này; đồng thời thường xuyên theo dõi để các mô hình phải được đổi mới về nội dung, hình thức một cách đa dạng, linh hoạt phù hợp với các vùng miền, nhất là vùng khó khăn, dân tộc thiểu số. 

Bài, ảnh: Thái Bình  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Kho báu” của người Pa Cô

“Mình luôn sợ thời gian đi nhanh quá mà mình thì chậm, chỉ lo lắng làm không kịp nhiều thứ cho con cháu mai sau” - Già Hạnh hướng mắt về dãy Trường Sơn trùng điệp phía xa xa, bày tỏ tiếng lòng. Bao đời nay người Pa Cô của già đều nương náu dưới chân dãy núi này. Nhìn văn hóa truyền thống của cha ông mai một dần theo năm tháng khiến lòng già đau đáu, phải bằng mọi cách gìn giữ, bảo tồn được những nét đẹp của dân tộc mình.

“Kho báu” của người Pa Cô
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Nêu cao tinh thần bảo vệ công lý và công bằng xã hội

Ngày 14/6, Đoàn Luật sư (LS) tỉnh tổ chức Đại hội toàn thể LS lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029). Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; cùng gần 90 LS thuộc Đoàn LS tỉnh.

Nêu cao tinh thần bảo vệ công lý và công bằng xã hội
Sẵn sàng tâm thế thích ứng, phù hợp trong giai đoạn Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Trung ương

Sáng 30/5, Huyện ủy A Lưới tổ chức quán triệt Nghị quyết chuyên đề năm 2024 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025. Dự hội nghị có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.

Sẵn sàng tâm thế thích ứng, phù hợp trong giai đoạn Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Trung ương
“Cầu nối” giữa Đảng và Nhân dân

Những người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (DTTS) là những tấm gương tiêu biểu, cầu nối giữa Đảng và Nhân dân, nhất là trong các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc.

“Cầu nối” giữa Đảng và Nhân dân

TIN MỚI

Return to top