ClockThứ Hai, 13/07/2020 14:52

Đổi thay, nhìn từ Bến Me…

TTH - Trong ký ức của mình, tôi chỉ nhớ trước năm 1975, khu vực bến Me là nơi quần cư của vạn đò Tân Bửu nằm ở phía tây cầu Trường Tiền.

Họa sĩ già giữ “hồn” phố cổ Bao Vinh

Bến Me được đầu tư sạch đẹp. Ảnh: Đình Thắng

Bến Me - địa danh tôi biết đến đã lâu nhưng thú thật mãi đến bây giờ mới đặt chân đến. Đó là bến nước xưa cũ, chỉ còn vài bậc gạch bong tróc theo thời gian. Nhà nghiên cứu Phan Thuận An giải thích khá rõ về bến sông này: Đến cuối thế kỷ 19, khi sông Hương chưa có cầu, trước cửa Nhà Đồ, có một tuyến đò ngang nối bến Me với bến đò Trường Súng ở bên kia sông. Gọi là bến Me vì ngày xưa ở đó trồng nhiều cây me chua. Những cây me chua xưa nay không còn, nhưng cái tên của bến sông xưa vẫn hiện hữu.

Trong ký ức của mình, tôi chỉ nhớ trước năm 1975, khu vực bến Me là nơi quần cư của vạn đò Tân Bửu nằm ở phía tây cầu Trường Tiền.

Sau năm 1975, ngoài một số tìm về quê cũ hay lên vùng kinh tế mới Lương Miêu, Bình Điền lập nghiệp thì khu vực bến Me - một phần của vạn đò Tân Bửu vẫn còn bám víu và chen chúc sống không chỉ trong mấy khoang thuyền mà còn cắm dùi men bờ sông, gây nhếch nhác không khác gì khu ổ chuột. Dạo ấy đất nước còn khó khăn. Vì ở bạ nên nhiều gia đình không có hộ khẩu nên không được Nhà nước cung cấp lương thực. Con đông và túng quẫn nên buộc họ phải tìm đủ cách mưu sinh. Thời đó, chưa có đường tránh Huế cũng như cầu Dã Viên bây giờ nên khu vực bến Me trở thành mặt tiền tiếp giáp với tuyến Quốc lộ I. Đêm xuống, từ phía trên cửa Nhà Đồ chạy tuốt xuống cửa Ngăn biến thành “khu đèn đỏ” di động. Thỉnh thoảng xuất hiện những cuộc ẩu đả, tranh giành mối giữa những băng nhóm buôn lậu xăng dầu hay hàng tiêu dùng khan hiếm.

Cứ ngỡ bến Me khó mà hội nhập, đổi thay. Rồi đến một ngày, đó là cuối năm 1993. Việt Nam lần đầu tiên có Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới.

Người dân tắm sông tại bến Me. Ảnh: Đình Thắng

Cùng với việc lên kế hoạch sửa chữa, trùng tu di tích phía bên trong Đại Nội, bên ngoài, trước Kỳ đài, nơi có sông Hương, Đảng bộ và chính quyền TP. Huế được giao nhiệm vụ lên kế hoạch giải tỏa khu vực bến Me với cách làm khác trước. Trước khi giải tỏa, chính quyền TP. Huế đã cử cán bộ về với dân. Họ vừa vận động vừa tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng. Khi biết nơi ở mới của mình thuận tiện cho kế sinh nhai bà con đồng tình ủng hộ.

Trên diện tích đất rộng gần 10 ha mang tên mới: khu tái định cư Kim Long, sau khi san lấp, theo quy hoạch, TP. Huế tiến hành xây dựng đường sá, kéo điện và đưa nước sinh hoạt về các cụm sẽ bố trí dân cư; đồng thời vận động Hội Bretagne - Việt Nam tại Pháp hỗ trợ kinh phí xây dựng trạm y tế, nhà trẻ và trường tiểu học, góp phần tạo nên sự khác biệt và trở thành điểm nhấn trong quá trình chỉnh trang đô thị Huế. 335 ngôi nhà (trong đó, có 50 hộ nghèo được Hội Bretagne - Việt Nam hỗ trợ kinh phí xây dựng) lần lượt được xây dựng, giúp người dân có nơi ở ổn định.

Bến Me sau khi giải tỏa trở thành một phần của công viên Phú Xuân.

Đến đầu năm 2019, sau khi dự án thí điểm “Xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống đường bộ phía Nam sông Hương”, trong đó có dự án thí điểm cầu đi bộ trên sông Hương do KOIKA tài trợ đưa vào sử dụng, lãnh đạo thành phố không khỏi chạnh lòng khi phía đối diện bờ Bắc sông Hương vẫn còn nhếch nhác nên đã giao trách nhiệm cho Trung tâm Công viên Cây xanh Huế tiến hành chỉnh trang công viên Thương Bạc; trong đó, có tuyến đường đi bộ đoạn từ cầu Trường Tiền đến cầu Phú Xuân.

Sau khi công viên Thương Bạc hoàn thành, được Nhân dân đồng tình ủng hộ, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ còn chỉ đạo TP. Huế triển khai tiếp dự án chỉnh trang công viên Phú Xuân, đoạn từ cầu Phú Xuân đến cầu Dã Viên. Do đây là khu vực có nhiều cây xanh nên khi triển khai, chính quyền thành phố chỉ đạo “không được đụng vào”. Nhờ thế mà tuyến đường đi bộ trở nên mềm mại, thơ mộng, trở thành điểm đến sớm chiều của cư dân bờ Bắc sông Hương.

Trải bản vẽ quy hoạch chi tiết đôi bờ sông Hương do KOIKA thực hiện và được phê duyệt, Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế Lê Như Chinh cho biết, sau khi làm xong đường bộ, đơn vị chúng tôi đang tiến hành chỉnh trang công viên bên trong.

- Còn bến Me?

- Ngoài mở con đường rộng 12 mét nối từ lề đường Lê Duẩn vào bến Me, để tiện cho người đi bơi, tắm, chúng tôi sẽ tổ chức bãi đỗ xe khá rộng; đồng thời kêu gọi xã hội hóa nhà vệ sinh, hoạt động theo phương thức miễn phí như hiện có ở công viên Tứ Tượng.

Phạm Hữu Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) là nền tảng, mở ra rất nhiều dư địa để thu hút đầu tư. Từ những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, cùng với chiến lược hoàn thiện hạ tầng trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp sẽ tìm thấy “miền đất lành” để đầu tư, phát triển.

Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh
Đổi thay từ các dự án chương trình mục tiêu quốc gia

Thông qua việc thực hiện các dự án (DA) với nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), bộ mặt nông thôn vùng miền núi đã có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi “giảm sâu”, nhiều mô hình kinh tế mở ra hướng đến sản xuất bền vững.

Đổi thay từ các dự án chương trình mục tiêu quốc gia
Định hướng phát triển nhìn từ Quy hoạch tỉnh

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) có vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng hết sức đặc biệt đối với quá trình phát triển của địa phương. Vừa qua, quy hoạch đã được HĐND tỉnh thông qua, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới. Từ bản quy hoạch này, định hướng phát triển của tỉnh được nhận diện một cách rõ nét.

Định hướng phát triển nhìn từ Quy hoạch tỉnh
Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Đi kèm những định hướng, quy hoạch cụ thể của chính quyền, để du lịch cộng đồng phát triển bền vững, yếu tố quan trọng nhất vẫn là phát huy được sự đồng thuận của cộng đồng dân cư. Sự bổ trợ lẫn nhau của 2 yếu tố này đã tạo dựng niềm tin và là động lực để người dân mạnh dạn đầu tư, phát triển du lịch cộng đồng.

Đổi thay từ du lịch cộng đồng
Return to top