ClockThứ Tư, 05/07/2017 14:34

Dự báo thị trường xuất khẩu lao động

TTH - Xuất khẩu lao động (XKLĐ) được xem là một trong những chương trình nhân văn bởi góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi xuất khẩu lao động. Ảnh: Đăng Cường

Mồ hôi và nụ cười

Tháng 10/2016, Nguyễn Tất Huynh, 26 tuổi, từ Hàn Quốc trở về Huế, hoàn tất một kỳ hạn 3 năm đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), với mức lương 25 triệu đồng/tháng. Từ 100 triệu đầu tư ký quỹ và làm các thủ tục, nay Huynh đã có số vốn trong tay gần 900 triệu đồng, khá lý tưởng cho một thanh niên khởi nghiệp. Sau 3 năm lao động miệt mài nơi xứ Hàn trong nhóm nghề sản xuất chế tạo điện và điện tử, không tiêu xài hoang phí, giờ Huynh góp vốn đầu tư với bà con trong một công ty tư nhân kinh doanh điện tử điện lạnh, thu nhập mỗi tháng khoảng 10 triệu đồng. Tháng 4 vừa qua, Huynh cưới cô vợ xinh, hai vợ chồng dự định sẽ sinh con vào đầu năm sau. Huynh là một trong hàng trăm lao động đi XKLĐ có hiệu quả.

Trong 5 năm 2011-2016, Thừa Thiên Huế triển khai khá tốt các chương trình XKLĐ trên địa bàn, 865 lao động đã XKLĐ thành công. Chương trình hợp tác do Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội thực hiện đã đưa 311 lao động đi XKLĐ ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Đức. Các chương trình do doanh nghiệp dịch vụ thực hiện đã đưa 551 lao động đi XKLĐ tại các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan, Ả rập Xê út… Ngoài ra, có một số lao động làm việc ở nước ngoài thông qua các hình thức khác… Số lao động làm việc ở các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là 673 người, chiếm 77,8% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài của tỉnh. Lao động Thừa Thiên Huế có đức tính cần cù, chịu khó, tỷ lệ lao động phá vỡ hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng ở lại làm việc bất hợp pháp thấp. Vì vậy, đối với các thị trường lớn, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan thì doanh nghiệp rất muốn tuyển lao động của địa phương.

Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ từ cấp tỉnh đến địa phương, nhưng rõ ràng trong thời gian qua, số lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn còn ít, chưa tương xứng với lực lượng lao động của tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do người lao động vẫn chưa nhận thức đầy đủ về hiệu quả của công tác xuất khẩu lao động, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo và người dân tộc thiểu số. Tâm lý của một bộ phận người lao động vẫn muốn tham gia các thị trường có mức thu nhập cao, như Nhật Bản, Hàn Quốc… nhưng những thị trường này yêu cầu về trình độ cao, số lượng tuyển ít và chi phí lớn, trong khi trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ý thức chấp hành kỷ luật lao động của nhiều lao động trong tỉnh còn yếu nên số lượng lao động xuất cảnh vẫn còn thấp.

Chuẩn bị nguồn nhân lực

Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chứng tỏ đây là kênh giải quyết việc làm có hiệu quả, giúp người lao động ổn định cuộc sống góp phần giảm nghèo bền vững. Thông qua XKLĐ, người lao động tiếp cận với công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, rèn luyện tác phong công nghiệp từ đó phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh đang phấn đấu đưa 2.600 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó, có ít nhất 300 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, người dân tộc thiểu số, thân nhân của người có công với cách mạng. Kế hoạch chỉ tiêu xuất khẩu lao động theo từng năm cụ thể: Năm 2017: 330 người; năm 2018: 500 người; năm 2019: 770 người; năm 2020: 1.000 người.

Tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ cho XKLĐ, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và chi phí làm thủ tục. Về hỗ trợ vay vốn, sẽ hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, người lao động là người dân tộc thiểu số, thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi XKLĐ từ ngân hàng chính sách xã hội. Những đối tượng còn lại được vay tối đa 50 triệu đồng từ nguồn uỷ thác của ngân sách các cấp chính quyền địa phương cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Đối với người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, sẽ có chính sách ưu tiên riêng.

Phân tích, dự báo thị trường lao động để định hướng cho việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ XKLĐ là việc làm cần thiết. Các quốc gia có thu nhập cao, an ninh chính trị xã hội ổn định và đang có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam vào làm việc, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Cộng hòa Liên bang Đức… là những thị trường được ưu tiên nhắm đến. Tỉnh cũng đẩy mạnh các chương trình đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nhóm ngành điều dưỡng viên, hộ lý đi làm việc ở Đức, Nhật Bản và lao động kỹ thuật có bằng cấp chuyên môn sang làm việc ở Hàn Quốc theo chương trình Visa E7 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Bên cạnh đó, khai thác các thị trường tiếp nhận lao động mà lao động tỉnh có lợi thế, tập trung xuất khẩu lao động theo các ngành nghề sản xuất chế tạo, xây dựng, may mặc, chế biến thực phẩm, nông nghiệp ở thị trường Nhật Bản; các nghề chế tạo, điện, điện tử, đánh bắt gần bờ ở Hàn Quốc; công nhân nhà máy, khán hộ công bệnh viện ở Đài Loan và một số ngành nghề phục vụ ở các nước Trung Đông… Trong 4 năm, từ năm 2017 đến năm 2020 nếu đưa được 2.600 người đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài sẽ gửi về nước một lượng ngoại tệ đáng kể, khoảng 50 triệu USD.

Việc cần chú trọng hiện nay là tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, giáo dục ý thức kỷ luật lao động nhằm tạo nguồn XKLĐ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động ngoài nước.

Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

TIN MỚI

Return to top