ClockThứ Bảy, 18/02/2017 16:00

Muối kiến - đặc sản vùng cao

TTH - Nếu có dịp đến với A Lưới, bạn không nên bỏ qua muối kiến, thứ gia vị độc đáo của đồng bào nơi đây.

Sau tết, anh bạn gọi điện, giục đến với A Lưới “ngay và luôn” với lý do để thưởng thức món ăn tưởng chừng chỉ có ở các tỉnh Tây Nguyên - muối kiến đỏ (một số nơi gọi là kiến vàng).

Kiến đỏ là món ăn, gia vị độc đáo của cư dân miền ngược

Kiến có nhiều loại và không phải loại nào cũng chế biến được thành món ăn và gia vị. Theo nhiều người dân vùng cao, trước đây món ăn này rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Cứ đến mùa, sau giờ nương rẫy, phụ nữ thường địu gùi lên rừng tìm tổ kiến. Khi đời sống vật chất lẫn tinh thần ngày càng nâng cao thì món ăn, gia vị một thời khoái khẩu vô tình bị lãng quên.

Bạn bảo, mùa kiến đỏ xây tổ là vào tháng 3-4 âm lịch, lúc này trứng kiến nhiều, to cỡ bằng đầu đũa. Ngoài trứng kiến, kiến mẹ, kiến non đều là món ăn khoái khẩu của cư dân miền ngược. Để bắt được kiến, sau khi phát hiện tổ, đồng bào dùng gùi và một chiếc sào dài nhấc tổ bỏ vào gùi rồi lắc mạnh để kiến “rã” khỏi tổ. “Không dễ để bắt loại kiến đỏ vì chúng đốt rất đau. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người không mặn mà với việc tìm tổ kiến chế biến món ăn. Nếu như lúc trước tìm tổ kiến đa số là phụ nữ thì hiện nay, đàn ông mới là người đi tìm tổ. Kiến đỏ thường làm tổ trên cây ở độ cao chừng 10-15m. Ngoài cách lấy sào dài nhấc tổ, người dân còn có cách đốt tổ kiến. Nếu đốt tổ, kiến sẽ ít có vị chua, còn lắc trong gùi kiến sẽ có vị chua chua đặc trưng. Người tìm phải biết cách phân biệt tổ kiến, thường kiến đỏ làm tổ bằng lá tươi, còn kiến đen thì tổ được làm từ phân trâu. Đến mùa xây tổ, trứng kiến là phần ngon nhất nên cần biết chọn thời điểm kiến cho nhiều trứng để đi tìm”, bạn nói.

Cách chế biến muối kiến cũng lắm công phu. Sau khi tìm được tổ kiến đỏ, chọn lấy phần kén kiến, kiến non, kiến mẹ rang với muối hột. Tiếp đến là công đoạn pha chế muối ớt giã nhuyễn theo đúng tỷ lệ, không quá mặn. Bản thân kiến đỏ đã có vị chua đặc trưng nên công đoạn pha chế muối, ớt phải làm thế nào hợp lý với vị sẵn có của kiến. Cuối cùng là công đoạn trộn hỗn hợp muối ớt và kiến với tỉ lệ phù hợp để làm thế nào độ mặn của muối, cay xè của ớt và vị chua chua của kiến hòa trộn mà không quá nồng, vẫn giữ được mùi vị đặc trưng của kiến.

Kiến đỏ còn có thể chế biến thành một món ăn riêng biệt. Nhưng nếu sử dụng muối kiến làm gia vị thì nó có thể ăn kèm với rất nhiều món ăn, nhất là các món thịt. Đến mùa kiến xây tổ, đồng bào nơi đây thường sử dụng chúng như là loại gia vị thay thế chanh để làm các món gỏi, lạp hay nấu cùng với canh sắn, canh cá…

Có dịp thưởng thức muối kiến, cá suối và ly rượu đoác ngay giữa đại ngàn Trường Sơn với những con người miệt núi khiến những ngày đầu xuân trở nên ấm áp. Càng lưu luyến hơn lúc chia tay bạn tặng một hũ muối kiến với lời dặn: “Để 4 ngày sau ăn sẽ rất thơm, có thể sử dụng như là gia vị cho tất cả các món ăn”.

Bài, ảnh: QUỲNH VIÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao
Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới

Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai các hoạt động của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc học tập của trẻ em, nhất là trẻ em gái được quan tâm hơn. Điều đó đã góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bất bình đẳng giới.

Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới
Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao
Phát triển kinh tế từ cây đặc sản

Bằng sự chăm chỉ, chịu khó học hỏi, chị Đặng Thị Trai Dung (sinh năm 1963), tổ dân phố Lương Quán, phường Thủy Biều, TP. Huế đã phát triển kinh tế gia đình nhờ vào trồng cây đặc sản thanh trà, bưởi của địa phương. Chị cũng rất nhiệt tình tham gia công tác hội và các phòng trào của địa phương.

Phát triển kinh tế từ cây đặc sản
“Góc Huế” tại AEON MALL

Trung tâm thương mại AEON MALL Huế đã tạo nên sức hút lớn trong những ngày đầu mở cửa đón khách, khi lượng khách đến đây tham quan, mua sắm rất sôi động. Cùng với các thương hiệu nổi tiếng, không gian văn hóa địa phương (Local Corner) tạo dấu ấn rất riêng không chỉ cho trung tâm thương mại này, mà còn là điểm nhấn thể hiện sự đồng hành của chính quyền và các sở, ban, ngành trong hành trình đưa sản phẩm Huế đến gần với các chuỗi cung ứng lớn.

“Góc Huế” tại AEON MALL

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top