ClockThứ Sáu, 19/07/2024 06:22

Để điện ảnh đưa du lịch Huế vươn xa

TTH - Lợi thế về cảnh quan, di sản văn hóa, nét cổ kính, trầm mặc của đền đài, cung điện, di tích, kiến trúc..., Huế đang là điểm đến được các nhà làm phim lựa chọn. Đây cũng là cơ hội để điện ảnh đưa du lịch Huế vươn xa.

Du lịch Huế tăng tốcChọn Huế dừng chânTruyền cảm hứng du lịch Huế đến du khách

 Điện Kiến Trung - nơi được chọn làm bối cảnh chính của bộ phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Điểm đến của các nhà làm phim

Ngày 7/5 vừa qua, dự án phim điện ảnh lấy cảm hứng từ cuộc đời của Nam Phương Hoàng hậu, với tên gọi "Hoàng hậu cuối cùng” đã chính thức được công bố tại Huế và dự kiến khởi chiếu vào năm 2026. Phim được thực hiện bởi bộ đôi Bảo Nhân và Namcito, cùng với sự hợp tác giữa các tên tuổi lớn của điện ảnh Việt Nam là Galaxy Studio và HK FILM.

Câu chuyện phim được lấy cảm hứng từ tiểu thuyết “Tình sử Nam Phương Hoàng hậu” của nhà văn Trần Thị Hảo. Phim điện ảnh “Hoàng hậu cuối cùng” được UBND tỉnh hỗ trợ để tạo điều kiện thực hiện phần lớn thời lượng phim tại quần thể di tích Cố đô Huế. Đặc biệt, điện Kiến Trung sẽ được chọn làm bối cảnh chính của bộ phim. Ngoài ra, dự án phim điện ảnh “Hoàng hậu cuối cùng” còn nhận được sự hỗ trợ, cố vấn chuyên môn từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử uy tín.

Theo đạo diễn Bảo Nhân, phim “Hoàng hậu cuối cùng” được khởi động sau gần 5 năm nghiên cứu và thu thập dữ liệu. Đây là dự án phim điện ảnh đầu tiên về Nam Phương Hoàng hậu ngay tại Huế, nơi đã để lại nhiều kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời vị hoàng hậu đặc biệt này.

Những năm gần đây, Huế trở thành điểm đến của nhiều nhà làm phim. Còn nhớ năm 2019, “Mắt biếc” - phim điện ảnh chính kịch lãng mạn của Việt Nam ra rạp với sự chờ đón của khán giả. Thừa Thiên Huế là nơi được chọn làm bối cảnh quay với nhiều cảnh quay đẹp. Phim đạt thành công lớn về mặt doanh thu khi đem về 180 tỷ đồng. Những điểm quay trong phim từ cây cô đơn (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền), căn nhà của Hà Lan (phố cổ Bao Vinh), Trường trung học Kiểu mẫu (Trường ĐH Sư phạm)… sau đó trở thành điểm check-in của rất nhiều người.

Theo các nhà làm phim, Huế sở hữu “viên ngọc quý” mà những nhà làm phim, đặc biệt là dòng phim cổ trang ở Việt Nam đang rất cần, đó là nét duyên, cổ kính, trầm mặc của đền đài, cung điện, di tích, kiến trúc... Đạo diễn phim "Kiều" - Mai Thu Huyền từng chia sẻ, khi bộ phim công chiếu tại Mỹ, nhiều người xem thích thú trước những cảnh đẹp được quay ở Huế xuất hiện trên màn ảnh như hồ Dài ở lăng vua Gia Long, hồ Lưu Khiêm ở lăng vua Tự Đức, hệ thống trường lang trong Tử Cấm thành, vườn ngự uyển Thiệu Phương, làng cổ Phước Tích...

Ngược dòng lịch sử, có rất nhiều phim thành công khi quay ở Huế, không chỉ về mặt đón nhận từ người xem mà còn đạt nhiều giải thưởng. Điển hình như phim "Đông Dương" của đạo diễn Régis Wargnier là bộ phim nước ngoài đầu tiên được quay trong cung điện, lăng tẩm thuộc quần thể di tích Cố đô Huế từ những năm 1990. Sau khi công chiếu tại Pháp năm 1992, bộ phim này đã đoạt giải Oscar (dành cho phim nói tiếng nước ngoài). Hay bộ phim "Cô gái trên sông" của đạo diễn Đặng Nhật Minh đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam 1987. Gần đây, phim "Mắt biếc" của Victor Vũ cũng đạt giải Bông sen vàng phim truyện điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22.

Cơ hội quảng bá du lịch Huế

Muốn du lịch vươn xa, khâu quảng bá là yếu tố hàng đầu. Mặc dù chính quyền địa phương và ngành du lịch đã có nhiều nỗ lực trong công tác xúc tiến quảng bá bằng nhiều cách, nhưng nỗi lo “cơm áo gạo tiền” vẫn là trở lực trước mong muốn đưa hình ảnh du lịch đến với khách thập phương. Trong bối cảnh ấy, điện ảnh là cơ hội để dẫn lối, quảng bá rất tốt cho du lịch Huế.

Theo đại diện Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, gần đây, mối quan hệ qua lại giữa du lịch và điện ảnh đã và đang tạo ra những giá trị mới khi đôi bên cùng có lợi. Ngành du lịch quảng bá điểm đến thông qua phim ảnh còn tiết kiệm chi phí cho xúc tiến du lịch, quảng bá.

Thực tế tại Việt Nam và các nước trên thế giới cho thấy, những bộ phim thành công góp phần đưa địa điểm quay phim thành những điểm đến hấp dẫn với du khách. Đơn cử, bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã chinh phục khán giả với cảnh đẹp thiên nhiên ở Phú Yên hay phim “Mắt biếc” nhắc đến bối cảnh tại Cố đô Huế… Sau những bộ phim này, rất nhiều du khách trong và ngoài nước đã tìm đến Phú Yên, Thừa Thiên Huế để chiêm ngưỡng tận mắt các hiện trường của phim...

Tỉnh Thừa Thiên Huế từng mong muốn hiện thực hóa ý tưởng xây dựng một phim trường cho Huế, đặc biệt là phim trường cổ trang. Để làm được điều đó, còn rất nhiều việc, đặc biệt, các sở, ngành liên quan xây dựng các chính sách để thu hút các nhà đầu tư lớn nghiên cứu xây dựng phim trường chuyên nghiệp, phục vụ khai thác một cách bền vững thế mạnh này.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch khẳng định, Huế đang có lợi thế về tiềm năng, tài nguyên du lịch phong phú, nhất là tài nguyên văn hóa di sản, cảnh quan thiên nhiên đa dạng. Tất cả tài nguyên đó có thể trở thành bối cảnh cho phim. Lãnh đạo tỉnh rất quan tâm và sẵn sàng có cơ chế, tạo điều kiện hỗ trợ các đoàn làm phim. Huế cũng có đội ngũ các nhà nghiên cứu tâm huyết, có thể tư vấn, hỗ trợ các đoàn làm phim các nội dung liên quan đến lịch sử. Cơ hội quảng bá du lịch từ điện ảnh rất lớn, điều quan trọng là ngành du lịch và các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này để tạo ra sản phẩm du lịch gắn với bối cảnh phim, xây dựng tour kết nối các điểm đến. Mong muốn lớn nhất là các nhà sản xuất phim có thể cùng địa phương trao đổi, làm sao để có cảnh quay ấn tượng, chuyển tải những hình ảnh, nét đặc trưng của Huế đưa lên phim ảnh theo góc nhìn của “nghệ thuật thứ bảy”.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

TIN MỚI

Return to top