ClockThứ Ba, 26/05/2015 16:58

Hai bài thơ khắc trên gương ở điện Long An

TTH - Điện Long An được xây dựng năm 1845, thời vua Thiệu Trị (1841-1847), tại bờ Bắc sông Ngự Hà để làm nơi nghỉ lại của nhà vua sau khi ông tiến hành lễ Tịch Điền - lễ mở đầu cho vụ mùa mới, mỗi năm tổ chức một lần vào mùa xuân.

Chiếc gương đề thơ tại điện Long An

Sau khi vua Thiệu Trị qua đời, đây cũng là nơi quàn thi hài của vua trong tám tháng, trước khi làm lễ Ninh Lăng (đưa đi an táng). Ngoài nơi thờ chính thức trong Thế Miếu, bài vị của vua Thiệu Trị còn được đưa vào thờ tại điện Long An - nơi ông thường lui tới khi còn sống.

Khi tham quan khu trưng bày cổ vật tại điện Long An, chúng tôi ấn tượng với chiếc gương đế làm bằng gỗ được chạm trổ cầu kỳ, bên trên hình tròn khắc hai bài thơ chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Một bài có đề niên hiệu và tác giả của bài thơ là vua Minh Mệnh. Theo ghi chép, bài thơ ngự chế này được khắc năm Kỷ sửu. Tuy nhiên, bài thơ lại không có tiêu đề mà chỉ có nội dung. Bài thơ này có lẽ là để phụ họa cho cảnh được khắc trên đồ vật này. Đó là cảnh người chèo thuyền trên sông và cảnh đài cao lầu các như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh.
Hữu lộ nhân hành an dục tốc,
Vô phong chu sử mạc hiềm trì.
Túng công tuyển nhiễm chung tu hoại,
Tuy chuyết điêu tuyên diệc khả thùy.
Dịch nghĩa:
Có đường người đi sao phải vội,
Không gió đưa thuyền chẳng chậm trễ.
Làm việc vẽ vời rồi cũng hỏng,
Tuy khắc vụng về vẫn lưu danh. 
x x x
Hồng lục tằng tằng nhậm xảo thi,
Kham xưng giai thạch xuất Điền Trì.
Lâu đài kiên cố lưu thiên tải,
Thụ mộc âm sâm mậu tứ thì.
Dịch nghĩa:
Đỏ xanh lớp lớp khéo phô ra,
Đá đẹp mang danh chốn Điền Trì
Nhà cao kiên cố còn lưu mãi,
Cây cối um tùm bốn mùa xanh.
Hai bài thơ này chính là để phụ họa cho cảnh đẹp minh họa ở trên hiện vật. Bài thơ thứ nhất phụ họa cho cảnh thuyền bè tấp nập đi lại trên sông. Vì vậy, bài thơ mới có câu Không gió đưa thuyền chẳng chậm trễ.
Ở bài thơ thứ hai là ca ngợi vẻ đẹp của đài các nguy nga, xen lẫn đó là cảnh tươi tốt của cây cối bốn mùa, tạo nên một không cảnh hài hòa giữa lâu đài và cây cỏ.
Mặc dù hai bài thơ chỉ là phụ họa cho hai cảnh trên hiện vật, nhưng nó lại nói lên được cảm nhận của tác giả đối với hình ảnh đó. Cảm nhận hình ảnh qua việc đề thơ là thể tài quen thuộc của các tao nhân mặc khách xưa. Đặc biệt là trên các di tích, các danh lam thắng cảnh đẹp, các hang động, vách núi, ngọn nguồn con sông… Nhiều dấu tích xưa còn lưu lại gắn liền với di tích mà chúng ta đã được biết đến, như núi Dục Thúy, động Hồ Công, Ngũ Hành sơn, …
Thơ đề trên hiện vật được bắt gặp nhiều, có thể nhận thấy trên các loại gốm sứ, tranh vẽ, những bài thơ ấy là tiếng nói của người thưởng lãm cũng là những cảm nhận cá nhân thông qua bài thơ để nói lên suy nghĩ của mình.
Hai bài thơ đề trên hiện vật đã làm cho cảnh vật trở nên hài hòa, bố cục tinh tế và tránh được phần đơn điệu của cảnh vật. Nó còn có ý nghĩa hơn khi đây là bài thơ Ngự chế của vua Minh Mệnh, một tác giả để lại gần 4.000 bài thơ được khắc in ở nhiều tác phẩm Ngự chế. Xem cảnh bình thơ thật là thú vị, đó là cái tài của thi nhân và cũng là nét độc đáo của hiện vật này. 
Nguyễn Huy Khuyến
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Phó Tổng Giám đốc UNESCO: Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên

Trước thềm chuyến thăm chính thức và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tại trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Paris ngày 7/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Khúc Tinh, về quan hệ giữa Việt Nam và tổ chức này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

Phó Tổng Giám đốc UNESCO Việt Nam là hình mẫu hợp tác hiệu quả giữa UNESCO và các nước thành viên
Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top