ClockThứ Tư, 27/11/2024 14:41

Hạ tầng số và công nghệ mới tạo bước tiến cho Internet Việt Nam

Sáng 27/11, Hội thảo, Triển lãm Ngày Internet 2024 (Internet Day 2024) với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI)” đã khai mạc tại Hà Nội.

Lần đầu tiên có một chiến dịch nâng cao ý thức người dùng Internet

Dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, đây là sự kiện thường niên do Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) phối hợp tổ chức.

 Nhà mạng triển khai thiết lập mạng 5G. Ảnh minh họa: XM/Báo Tin tức

Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Thành Phúc nhận định, hiện nay, hạ tầng số là hạ tầng chiến lược cho phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng số quan trọng như hạ tầng giao thông, hạ tầng điện, cần được đầu tư trước và có khả năng mở rộng trong tương lai. Hạ tầng số tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, mở ra cơ hội mới, không gian phát triển mới cho các doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp viễn thông.

Hiện xu thế chuyển đổi của xã hội được thúc đẩy mạnh mẽ bằng các công nghệ số tiên tiến như: Trung tâm dữ liệu (data center), điện toán đám mây (cloud), 5G và trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này không chỉ góp phần vào việc đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, giải các bài toán, còn góp phần giúp Việt Nam phát triển bứt phá trong thời đại số. “Nhận thức được điều này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Khung phát triển hạ tầng số, thiết lập một khuôn khổ rõ ràng để các doanh nghiệp xác định không gian phát triển mới. Khung phát triển hạ tầng số bao gồm 4 thành phần chính là: Hạ tầng viễn thông và Internet; Hạ tầng dữ liệu; Hạ tầng vật lý số và Hạ tầng tiện ích số và công nghệ số”, Cục trưởng Nguyễn Thành Phúc cho biết.

Năm 2024 đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc triển khai 5G tại Việt Nam. Hiện các nhà mạng: Viettel, VNPT và MobiFone đang tập trung triển khai thương mại hóa, chính thức cung cấp dịch vụ 5G. Thời gian tới, để đảm bảo thông tin liên lạc và trao đổi dữ liệu toàn cầu, Việt Nam sẽ đưa ít nhất 2 tuyến cáp quang biển mới vào khai thác trong năm 2025. Việt Nam cũng dự định bổ sung thêm ít nhất 8 tuyến cáp quang biển đến năm 2030. Sự đầu tư cho hạ tầng Internet nhằm đảm bảo tính bền vững, an toàn của hạ tầng viễn thông quốc tế, đảm bảo kết nối không bị gián đoạn, tăng cường năng lực băng thông kết nối quốc tế của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ đầu tư xây dựng các trung tâm dữ liệu quy mô lớn, hình thành các trung tâm dữ liệu cho trí tuệ nhân tạo (AI-Data Center). Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khuyến khích phát triển các nền tảng cung cấp công nghệ số Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), chuỗi khối (blockchain), an ninh mạng… nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân Việt Nam khai thác, sử dụng công nghệ mà giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu.

Năm 2008, Việt Nam đạt mốc 20 triệu người dùng Internet, chiếm khoảng 24% dân số. Đến năm 2014, Việt Nam có hơn 40% dân số sử dụng Internet. Số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam được dự báo sẽ liên tục tăng trong giai đoạn 2024-2029. Ước tính, Việt Nam sẽ có hơn 100 triệu người dùng Internet vào năm 2029.

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) nhận định, khi công nghệ thay đổi nhanh chóng và nhu cầu chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, tương lai Internet Việt Nam hứa hẹn nhiều đột phá lớn. Cơ hội mở ra cho doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là rất lớn. Câu hỏi đặt ra là làm sao để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường với số lượng người dùng Internet ước tính sẽ đạt hơn 100 triệu người vào năm 2029. Việt Nam có tiềm năng trở thành một trung tâm đổi mới trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo kết nối vạn vật (AIoT). Tuy nhiên, để thực sự bứt phá, Việt Nam cần sự hợp tác mạnh mẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng công nghệ. Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Hoàng Liên hy vọng sự kiện Ngày Internet 2024 sẽ góp phần cung cấp những định hướng chính xác để giúp doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tìm được lời giải cho phát triển Internet Việt Nam.

Trong khuôn khổ Ngày Internet 2024, các diễn giả trao đổi về các vấn đề như: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số cùng hệ sinh thái 5G2B; tạo ra giá trị mới cho băng thông rộng cố định; phát triển hạ tầng internet, nền tảng đột phá với các công nghệ mới; chiến lược 5G/dịch vụ mới cho 5G… Bên lề sự kiện là triển lãm công nghệ, sản phẩm, dịch vụ Internet của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Theo baotintuc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ mới - chìa khóa cho mục tiêu Net Zero

Tại diễn đàn "Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp - động lực tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương" vừa được ngành khoa học công nghệ (KHCN) và các đơn vị liên quan tổ chức, từ khóa "mục tiêu Net Zero" được nhắc đến khá nhiều. Trọng tâm để đạt mục tiêu này chính là việc hấp thụ, ứng dụng công nghệ mới, mà ngay cả cộng đồng doanh nghiệp cũng thừa nhận.

Ứng dụng công nghệ mới - chìa khóa cho mục tiêu Net Zero
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Công nghệ mới trên màn hình cho samsung Z Flip 6

Màn hình luôn là trái tim của mỗi chiếc điện thoại thông minh, và với Samsung Z Flip 6, sự phát triển công nghệ trên màn hình đã đem lại những trải nghiệm độc đáo và tuyệt vời cho người dùng. Hãy cùng chúng tôi khám phá những công nghệ mới mẻ trên màn hình của chiếc điện thoại này.

Công nghệ mới trên màn hình cho samsung Z Flip 6
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Thu hút chuyển giao công nghệ mới từ FDI

Nhiều lợi ích mang lại khi thực hiện chuyển giao công nghệ thông qua thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Không chỉ giúp tiết kiệm được nguồn lực mà còn rút ngắn được thời gian nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đây còn là giải pháp hữu hiệu để đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Thừa Thiên Huế.

Thu hút chuyển giao công nghệ mới từ FDI
Kết nối thực - số tỉnh Thừa Thiên Huế

"Chuyển đổi số, công nghệ mới, hỗ trợ công tác bảo tồn và lễ hội" là chủ đề của Hội thảo Kết nối thực - số tỉnh Thừa Thiên Huế do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Tin học Việt Nam và Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh - HueCIT tổ chức ngày 12/10. Đây là một trong những hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia.

Kết nối thực - số tỉnh Thừa Thiên Huế
Return to top