ClockChủ Nhật, 11/03/2018 15:15

Có một khoảng mù mờ

TTH - “Áo dài truyền thống của Việt Nam chính là sườn xám và Việt Nam trước đây thuộc về Trung Quốc” là một trong những thuyết minh bịa đặt và xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam của một hướng dẫn viên (HDV) người Trung Quốc tại Bảo tàng Đà Nẵng. Hiện các cơ quan chức năng của thành phố này đang tiếp tục xác minh và truy tìm HDV này.

Tiếp tục kết nạp hướng dẫn viên vào chi hộiQuy định mới sẽ kiểm soát hướng dẫn viên hoạt động trái phépBài toán hướng dẫn viên tiếng hiếmXây dựng hình ảnh hướng dẫn viên chuyên nghiệpXếp hạng để nâng chất lượng hướng dẫn viên

Quản lý tốt hướng dẫn viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hình ảnh du lịch Huế (Trong ảnh: Hướng dẫn viên đưa khách tham quan chùa Thiên Mụ)

Đây không phải là lần đầu tiên. Trước đó, các cơ quan chức năng ở TP. Đà Nẵng đã phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm khác, chẳng hạn như thuyết minh rằng Cố đô Huế giống kiến trúc Trung Quốc vì trước đây khu vực này là của Trung Hoa. Ngoài những lý do tương tự, còn là tình trạng HDV người Trung Quốc không có thẻ hành nghề và hoạt động bất hợp pháp. Cho dù chỉ có 2 HDV người Trung Quốc bị xử phạt trong 8 tháng đầu năm 2017 (trong tổng số 11 HDV nước ngoài bị xử phạt) nhưng xem ra, vấn đề không nằm ở chỗ có bao nhiêu người bị xử phạt mà là tình trạng dùng bình phong là các sitting guide (HDV tại chỗ) đi cùng đoàn, làm việc khi gặp thanh tra du lịch hay các thủ tục đơn giản khác.

Mất, hoặc may mắn hơn là giảm việc làm do ảnh hưởng từ hoạt động không hợp pháp của các HDV tiếng Trung là một thực tế nổi cộm trong thời gian qua ở Đà Nẵng – một địa phương có lượng khách rất lớn đến từ Trung Quốc (năm 2017, khách Trung Quốc tăng 25,26% với gần 600.000 lượt). Việc gần 200 HDV ngôn ngữ này ở thành phố đáng sống ký đơn tập thể gửi lãnh đạo và các cơ quan chức năng trên địa bàn vào cuối tháng 9/2017 đã cho thấy tác động tiêu cực khác từ thực trạng bất hợp pháp trên.

Việc không quản lý hết và chưa quản lý được các HDV người nước ngoài hoạt động tại địa phương đã cho thấy Đà Nẵng còn nhiều việc phải được chấn chỉnh. Chính quyền của thành phố này cũng đã xác định đây là nhiệm vụ không chỉ của năm 2018 để lập lại trật tự trong lĩnh vực du lịch và lữ hành. 

Khác với Đà Nẵng, lượng khách Trung Quốc đến Huế không nhiều (con số cụ thể trong năm 2017 là 19.730 lượt khách và 17.000 lượt trong số này là khách lưu trú tại khu nghỉ dưỡng Laguna), nhưng không phải là không có những trường hợp bịa đặt, xuyên tạc như đã xảy ra ở thành phố bạn. Câu hỏi đặt ra ở đây là với đa phần HDV tiếng Anh, không có HDV tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha, ngay cả tiếng Thái cũng được đưa vào ngôn ngữ không phổ biến, liệu chúng ta có kiểm soát được hoạt động này? Trong một bài viết mới đây, chúng tôi cũng đã đề cập đến việc khách Hàn Quốc đến Huế đã nằm trong top thị trường khách quốc tế đến Huế (382.500 lượt) nhưng hiện tại, Huế mới chỉ có 10 HDV dùng ngôn ngữ này (Bị động, nhưng bao giờ mới hết? – Báo Thừa Thiên Huế số 7222 ngày 28/2). Phải nhờ trợ lực từ địa phương bạn hay các hãng lữ hành để đáp ứng dịch vụ là một hình thức phải chấp nhận. Việc giám sát đội ngũ HDV này khi họ tác nghiệp chắc chắn là điều không dễ. Ngay cả lực lượng thanh tra du lịch – với năng lực hiện có - cũng không thể quản lý được.

Trên thực tế, việc phát hiện những vi phạm ở Đà Nẵng hay một số địa phương khác trong hoạt động hướng dẫn cho khách nước ngoài, trong đó có Thừa Thiên Huế phần lớn là dựa vào cộng đồng HDV du lịch. Đây là yếu tố cần được phát huy tốt hơn, bên cạnh việc thông tin, truyền thông về Luật Du lịch cũng như tiếp tục triển khai kế hoạch chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành, HDV và Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch cùng những chế tài kèm theo.

Trong khi chờ đợi những quy trình đào tạo và chuẩn bị đội ngũ cho một chiến lược dài hơi hơn, việc cộng hưởng những điều trên ít nhất cũng sẽ giúp kiểm soát và giám sát được hoạt động hướng dẫn đối với khách du lịch. Ít nhất, nó cũng sẽ làm sáng hơn những khoảng mù mờ mà các cơ quan chức năng chưa quản lý hết được.

Bài: MINH HÀ - Ảnh: ĐỨC QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Return to top