ClockThứ Sáu, 09/02/2018 14:27

Di sản Huế sẵn sàng đón khách

TTH - Nếu chọn khu di sản Huế làm điểm đến trong những ngày Tết cổ truyền Mậu Tuất 2018, hứa hẹn du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị trong không gian khác lạ của “Hương xưa bánh Tết”, của giai điệu chầu văn và những trò chơi cung đình một thủa.

Hướng đến quyền lợi khách hàngDu lịch Huế: Vẫn lận đậnXác định dòng khách chính của du lịch Huế

Giới thiệu với du khách về Hoàng cung Huế

Từ năm 2013, sau lần đầu tiên tái hiện lễ dựng nêu tại Thế Miếu vào ngày 23 tháng Chạp, đến nay hoạt động đó trở thành truyền thống ở khu di sản Huế như sự bắt đầu chính thức cho Tết cổ truyền. Để tạo thêm ấm áp trong không gian đón xuân, vui tết tại khu di sản Huế, sau lễ dựng nêu thiêng liêng tại Thế Miếu và điện Long An, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế sẽ có chương trình “Hương xưa bánh Tết” bên nhà Tế Tửu của điện Long An.

“Hương xưa bánh Tết” sẽ là không gian của một chương trình liên hoàn, vừa biểu diễn các loại hình ca Huế, trò chơi cung đình, trình diễn thư pháp, thi gói bánh chưng, bánh tét và tương tác trực tiếp với du khách. Cùng với những câu chuyện bánh chưng bánh tét trong Tết Việt, du khách còn có dịp tìm hiểu nhiều loại bánh mứt truyền thống của Huế, như: bánh măng, bánh mận, mứt gừng, trà, bánh trái cây… Anh Lê Công Sơn, cán bộ Trung tâm BTDTCĐ Huế, háo hức: “Trước tiên, “Hương xưa bánh Tết” là hội thi vui chơi để chúng tôi có thể tương tác với du khách về món bánh tét trong Tết Huế, Tết Việt. Sau đó, khi toàn bộ bánh đã được luộc chín, chúng tôi sẽ dành tặng tất cả cho trẻ em khó khăn phải nương nhờ các trung tâm bảo trợ xã hội. Hy vọng, sự chia sẻ này sẽ góp phần để các em nhỏ thiếu may mắn có thêm một cái tết ấm áp”.

Những ngày gần cuối tháng Chạp cũng là khoảng thời gian lực lượng Phòng Cảnh quan môi trường của Trung tâm BTDTCĐ Huế tập trung cao điểm cho công tác trưng bày hoa và cây cảnh tại các điểm di tích. Hàng trăm chậu cây cảnh quý các loại và hàng ngàn chậu hoa đủ sắc màu được phân bổ trang trí trong Hoàng cung Huế và các điểm lăng, tẩm, tạo thêm hương sắc và không gian đón xuân mới trong không gian thành quách phong rêu, cổ kính.

Truyền thống được thực hiện nhiều năm, trong 3 ngày đầu năm của Tết Nguyên đán, tất cả các điểm thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế có đón khách tham quan sẽ mở cửa miễn phí. Điểm mới của năm nay, ngoài các hoạt động nghệ thuật như Lễ đổi gác, múa lân sư rồng và các trò chơi cung đình… có một “món mới” là “Âm sắc cung đình” tại Hoàng cung Huế. “Âm sắc cung đình” sẽ được biểu diễn trước sân điện Thái Hòa, với nhiều tiết mục Nhã nhạc, múa cung đình để “khoe” di sản phi vật thể của Huế với du khách.

 Trang trí điểm hoa trước điện Thái Hoà. Ảnh: Bảo Minh

Chia sẻ về những hoạt động nghệ thuật diễn ra ở khu di sản Huế trong dịp tết, NSND Phan Thị Bạch Hạc, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế vui vẻ: "Tất cả các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật phục vụ du khách đón tết, vui xuân tại khu di sản Huế đều do đội ngũ nhạc công, diễn viên của nhà hát tham gia biểu diễn. Dù hoạt động trong những ngày tết, nhưng anh chị em diễn viên đều xác định đó nhiệm vụ vinh dự của nghề. Nhiều năm nay, Nhà hát cũng đã linh động bố trí luân phiên công tác giữa người gần và người xa nhà, đảm bảo ai cũng có điều kiện đón tết bên gia đình nên tinh thần của anh chị em diễn viên rất ổn định và luôn sẵn sàng đón và phục vụ du khách”.      

Tháng đầu tiên của năm 2018 đã qua, khu di sản Huế có tin vui khi lượng du khách đến tham quan tăng hơn 47% so với cùng kỳ năm ngoái, mở ra nhiều kỳ vọng cho du lịch Thừa Thiên Huế năm 2018. Năm nay, khu di sản Huế đồng thời triển khai nhiều giải pháp thu hút du khách, như: đẩy mạnh công tác trùng tu tôn tạo di tích, chỉnh trang cảnh quan môi trường, tăng cường công tác trưng bày và quảng bá điểm đến. Đó cũng là những nỗ lực để khu di sản Huế cùng du khách trải nghiệm mùa xuân mới với kiến trúc di tích cổ xưa.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Đêm nhạc “Chút tình với Huế” sẻ chia các dự án cộng đồng

Ngày 28/10, ông Trần Xuân Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức gala thơ nhạc “Chút tình với Huế” thu về 600 triệu đồng nhằm sẻ chia các dự án cộng đồng tại quê hương.

Đêm nhạc “Chút tình với Huế” sẻ chia các dự án cộng đồng
Return to top