ClockThứ Bảy, 18/05/2019 12:31

Phát triển du lịch sinh thái Thủy Biều

TTH - Với 2 khu resort có diện tích hơn 5 ha và trên 100 nhà vườn đảm bảo các tiêu chí nhà vườn Huế đặc trưng (NVHĐT), Thủy Biều đang là điểm đến hấp dẫn khi nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình tập trung đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch phục vụ du khách tham quan và lưu trú.

“Sáng Thủy Biều – Chiều Tam Giang”

Dịch vụ ngâm chân bằng thảo mộc của nhà vườn ông Hồ Xuân Đài được du khách quốc tế ưa thích

Sở hữu ngôi nhà rường mang kiến trúc đặc trưng nhà vườn Huế với tuổi đời trên 150 năm, năm 2012 ông Hồ Xuân Đài trú tại 22/12 Thanh Nghị, phường Thủy Biều, đầu tư 500 triệu đồng xây dựng khu phục vụ ẩm thực, trang bị xe đạp và chỉnh trang vườn để đón khách. Sau 7 năm làm du lịch, hiện mỗi tháng gia đình đón và phục vụ trên 1 ngàn khách tham quan và thưởng thức các dịch vụ, như đạp xe đạp, ngâm chân bằng thảo mộc, trải nghiệm làm kẹo mè và thưởng thức đặc sản vườn, ẩm thực…

Theo ông Hồ Xuân Đài, mong muốn rất lớn hiện nay của các nhà vườn Thủy Biều là tạo ra khu du lịch sinh thái đa dạng và phong phú dịch vụ, như tham quan, nghỉ dưỡng, trải nghiệm các nghề như làm hương, cày ruộng, làm mứt thanh trà, chăm sóc rau… Song, do còn quá ít nhà vườn tham gia làm dịch vụ nên chưa tạo được chuỗi liên kết vùng, chưa có nhiều dịch vụ. Thời gian lưu trú của khách do thế còn thấp và số lượng khách đến với Thủy Biều chưa nhiều.

Hiện, Thủy Biều có 2 khu resort, 1 dịch vụ homestay và 5 nhà vườn tham gia đón khách và phục vụ ẩm thực, mỗi năm đón hàng ngàn lượt khách đến tham quan và lưu trú. Đầu năm 2019, Công ty Du lịch Huế Thơ (Hà Nội) đã đến khảo sát và liên kết với một nhà vườn đầu tư xây dựng nhà rường để khai thác du lịch; một số nhà vườn trên địa bàn đang xây dựng kế hoạch đầu tư các dịch vụ để đón khách.

Theo Phòng Quản lý đô thị TP. Huế, cuối năm 2019 chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - Tiểu dự án Thừa Thiên Huế từ nguồn vốn vay ADB và vốn đối ứng sẽ đầu tư xây dựng đường Bùi Thị Xuân, cầu Long Thọ và đường Huyền Trân Công Chúa với kinh phí trên 98 tỷ đồng. Trong đó, đường Bùi Thị Xuân sẽ được xây dựng với chiều dài hơn 3km nối từ cầu Long Thọ đến Trường tiểu học Thủy Biều; cầu Long Thọ sẽ xây mới trên vị trí cầu cũ với chiều dài hơn 30m, rộng 13,5m, dự kiến hoàn thành vào năm 2021.

Tháng 1/2019, UBND tỉnh có quyết định công nhận điểm du lịch đối với nhà vườn Lương Quán - Nguyệt Biều, một trong những điểm đến hấp dẫn được du khách trong và ngoài nước lựa chọn. Ngoài tiềm năng, thế mạnh về nhà vườn, khu vực Lương Quán - Nguyệt Biều còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của triều Nguyễn, như Hổ Quyền, điện Voi Ré, các phủ đệ; các thiết chế văn hóa làng xã, như đình làng Lương Quán, đình làng Nguyệt Biều, các nhà thờ họ; danh lam thắng cảnh nổi tiếng, như đồi Vọng Cảnh, sông Hương, những khu vườn thanh trà nổi tiếng.

Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Biều, ông Võ Đăng Thái cho biết, trên địa bàn hiện có trên 100 nhà rường và khoảng 1.000 nhà vườn, để khai thác và phát triển du lịch sinh thái ở Thủy Biều, các ban ngành cần đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, trong đó tuyến đường Bùi Thị Xuân từ cầu Long Thọ lên Thủy Biều.

Ông Thái cho biết, hiện mỗi năm Thủy Biều đón hàng ngàn lượt khách đến tham quan và lưu trú, trong đó trên 70% là du khách quốc tế nên sắp tới, phường tiếp tục vận động các nhà vườn tham gia vào đề án “Hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị NVHĐT” để thụ hưởng nguồn vốn sửa chữa nhà, đồng thời vận động một số DN, chủ nhà vườn liên kết đầu tư thêm các khu rerort, dịch vụ homestay, nhà hàng ăn uống và mở thêm một số dịch vụ như khu chợ quê, bài chòi, thao diễn nghề nhằm tạo thành chuỗi liên kết đáp ứng nhu cầu của khách.

Bài, ảnh: Hương Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

TIN MỚI

Return to top