ClockThứ Sáu, 15/02/2019 14:02

Sức hút với du lịch lễ hội

TTH - Với các loại hình lễ hội từ cung đình, dân gian đến tín ngưỡng, tôn giáo, thể thao… nhiều lễ hội ở Thừa Thiên Huế đủ sức hấp dẫn du khách đến trải nghiệm, khám phá, làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương.

Những bản sắc văn hóa độc đáoTP. Huế cần đẩy mạnh phát triển hạ tầng phục vụ du lịch - dịch vụ

Lễ hội Đền Huyền Trân là dịp để người dân và du khách tưởng nhớ, tri ân công đức bậc tiền nhân

Đặc sắc

Cứ mỗi độ xuân về, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân lại rộn ràng vào hội, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương về dự. Với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”, lễ hội năm nay được tổ chức tôn nghiêm theo nghi thức truyền thống, trước là để cáo yết các bậc tiền nhân, sau là để cầu mong cho Quốc thái dân an, phong điều vũ thuận, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, người người hạnh phúc...

Từ nhiều năm nay, vật làng Sình cũng là lễ hội dân gian thu hút hàng ngàn người dân và du khách về dự. Hội vật làng Sình có từ thời chúa Nguyễn, nhằm tuyển chọn các chàng trai khỏe mạnh, giỏi võ nghệ tham gia quân đội. Trải qua hàng trăm năm phát triển, sới vật làng Sình đã trở thành một trong những hoạt động văn hóa mang đậm tinh thần thượng võ của người dân xứ Huế, đồng thời phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc.

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có số lượng lễ hội nhiều nhất cả nước với 500 lễ hội lớn nhỏ khác nhau; trong đó có 150 lễ hội đang tồn tại, được Sở Văn hóa và Thể thao đưa vào danh mục bảo tồn và phát huy, 63 lễ hội được đưa vào danh mục thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hầu hết các lễ hội đều diễn ra trong không khí an toàn, tiết kiệm, đúng với các nghi thức truyền thống, được bảo tồn nguyên dạng, tránh được nguy cơ mai một, thất truyền và biến hóa tiêu cực. Huế không có lễ hội phản cảm, cộng đồng tham gia lễ hội với tấm lòng thành kính, trang phục lịch sự, trật tự, không có tình trạng chen lấn, xô đẩy, trở thành nét đẹp truyền thống của địa phương trong hoạt động lễ hội.

Bốn mùa đều có lễ hội

Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho rằng, cùng với di tích và ẩm thực, lễ hội không chỉ tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân mà còn là thành tố quan trọng để thúc đẩy du lịch phát triển. Với các loại hình lễ hội từ cung đình, dân gian đến tín ngưỡng, tôn giáo, thể thao… nhiều lễ hội ở Thừa Thiên Huế đủ sức hấp dẫn du khách đến trải nghiệm, khám phá, làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương.

Một số lễ hội, như Đền Huyền Trân, vật làng Sình, vật Thủ Lễ diễn ra vào dịp đầu năm, lễ hội Điện Huệ Nam… đã được một số công ty lữ hành đưa vào tour tuyến, kết hợp với việc tham quan, trải nghiệm đầm phá, sản phẩm thủ công truyền thống. Ông Hoàng Văn Khánh, Giám đốc Vietravel chi nhánh Huế cho biết: “Vietravel đã đưa vào chương trình tour thưởng ngoạn du xuân kết hợp xem vật làng Sình, hành hương Đền Huyền Trân. Các lễ hội này cùng với lễ hội điện Huệ Nam trở thành những lễ hội đặc sắc, thu hút du khách tham gia”.

Tuy vậy, du lịch lễ hội vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân là do công tác quảng bá chưa được chú trọng. Theo ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch, lễ hội đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển du lịch chỉ khi sự kiện lễ hội gắn với việc tuyên truyền quảng bá, với sự vào cuộc của các đơn vị lữ hành. “Để lễ hội thực sự hấp dẫn du khách, một trong những khâu quan trọng nhất là phải xúc tiến, quảng bá. Ngoài nâng cấp chất lượng, nội dung, hình thức, cách tổ chức chuyên nghiệp để lễ hội diễn ra thật đặc sắc, độc đáo, cần khuếch trương, quảng bá thành một sản phẩm phục vụ khách du lịch”, ông Minh nhấn mạnh.

Hơn nữa, các lễ hội cần có thời gian cố định để các hãng lữ hành chủ động đưa vào chương trình tour tuyến, chào bán cho khách. Vật làng Sình, vật Thủ Lễ, lễ hội Điện Huệ Nam diễn ra vào thời gian cố định hàng năm, chất lượng tổ chức tốt nên đã trở thành sản phẩm được nhiều hãng lữ hành khai thác.

Dù nhiều nhưng lễ hội ở Thừa Thiên Huế chủ yếu tập trung ở vài thời điểm chứ chưa dàn đều trong cả năm. Đầu xuân có nhiều lễ hội nhưng vẫn có những tháng trong năm hầu như không có hoạt động. Ông Minh cho hay: “Là thành phố Festival, thành phố lễ hội, Huế cần có các hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra đều đặn quanh năm để mùa nào du khách cũng được thưởng thức, trải nghiệm và thấm sâu các giá trị văn hóa. Vì thế, tỉnh đã có hướng tổ chức Festival bốn mùa”.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Điểm đến Hương Bình

Với sự quan tâm của tỉnh và thị xã, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, đầu tư xây dựng hạ tầng, xã Hương Bình (Hương Trà) đang trở thành một trong những địa phương có sức hấp dẫn nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Điểm đến Hương Bình
“Đánh thức” tiềm năng du lịch

Với tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa lịch sử, thị xã Hương Trà đang tích cực tìm hướng phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

“Đánh thức” tiềm năng du lịch
Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

TIN MỚI

Return to top