ClockThứ Bảy, 01/02/2020 06:15

Đưa công nghệ tái chế vật liệu vươn xa

TTH - Sau gần 5 năm ấp ủ, mày mò nghiên cứu thử nghiệm, ông Dương Duy Long và Phan Cảnh Anh Vinh, Công ty TNHH MTV Long Tường đã hoàn thiện dây chuyền công nghệ sàng lọc tận thu cát sỏi từ vật liệu xây dựng phế thải (CTRXD) phục vụ nhu cầu xây dựng. Giải pháp này vừa nhận giải nhì tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh và mới đây được Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc xét trao giải khuyến khích.

Khuyến khích và ưu đãi doanh nghiệp sử dụng vật liệu thay thế cátPhế thải cũng là tài nguyên

Hệ thống giàn lọc cát sỏi xây dựng tại Công ty TNHH MTV Long Tường. Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Sáng chế không chuyên

Hoạt động khai thác cát sỏi trái phép phát triển mạnh gây nhiều nguy cơ sạt lở bờ sông công trình, tác động đến môi trường. Việc tìm kiếm nguồn vật liệu thay thế cát lòng sông trở thành nhu cầu bức thiết. Từ thực tế này, ông Dương Duy Long và Phan Cảnh Anh Vinh đã bắt tay nghiên cứu giải pháp nhằm tận dụng nguồn CTRXD tái sử dụng.

Sau gần 3 năm nghiên cứu thử nghiệm, đầu năm 2019, Công ty Long Tường đã đi vào vận hành dây chuyền công nghệ sàng lọc tận thu cát sỏi từ vật liệu phế thải phục vụ nhu cầu xây dựng. Công nghệ này có thể lọc và phân ra thành nhiều vật liệu khác nhau phục vụ nhu cầu xây dựng như: đá đúc, cát đúc, cát xây, cát tô và đất dùng để san lấp mặt bằng, trồng cây. Giải pháp góp phần hạn chế tình trạng CTRXD vứt tràn lan ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, góp phần bảo vệ môi trường.

Điều khá thú vị từ 2 tác giả của giải pháp này là cả hai chưa trải qua một khóa đào tạo nào về kỹ thuật, lắp ráp các loại máy móc. Chỉ với kinh nghiệm trong nghề khai thác cát và xây dựng công trình cộng với niềm đam mê nghiên cứu, cả hai đã hiện thực hóa mô hình và dây chuyền. Hình thành ý tưởng cách đây hơn 5 năm nhưng phải mất hơn 3 năm sau, ý tưởng mới được định hình.

Theo ông Dương Duy Long, lấy môi trường nước là thành phần chính để lọc, dùng máy hút, hút lên sàng. Tùy theo từng loại vật liệu để làm sàng và sàng ra sỏi, cát to đến loại cát mịn và cuối cùng là đất theo môi trường nước ra ngoài. Quy trình này là sáng chế công nghệ tận thu gồm các hồ nước, hệ thống bể xử lý và hệ thống sàng lọc.

Để đầu tư công nghệ sàng lọc cát, sỏi cần ít nhất 5.000m2 đất dùng để đào hồ dự trữ nước; bãi tập kết đầu vào, bể xử lý tích hợp dần, sàng lọc cát sỏi, tích trữ nước để hút lên sàng lọc; bãi tập kết đầu ra cho cát sỏi. Khó nhất trong quá trình thực hiện công trình chính là công nghệ lắng bùn và lắng đất, khi dây chuyền mới vận hành thường xảy ra tình trạng bùn đất ở bể lắng tràn sang bể khác.

Theo ông Phan Cảnh Anh Vinh, phải mất 5 đến 6 lần thực hiện công tác thử nghiệm ở các bể lắng, lọc, thiệt hại gần 1 tỷ đồng mới hoàn thiện được bể lắng, lọc như hiện nay. Để không xảy ra hiện tượng tràn bùn, đất, chúng tôi xây vách ngăn cao hơn để bùn lắng triệt để, phần còn lại dùng máy hút, hút ra bên ngoài theo mương nước tuần hoàn về bể nước. Hệ thống mương được đào rộng hơn để quá trình lưu thông và bùn đất lắng đạt hiệu quả cao nhất.

Thiếu nguyên liệu

Dù nghiên cứu thành công và đưa vào vận hành dây chuyền tận thu cát sỏi từ CTRXD song đến thời điểm này, nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho hoạt động của dây chuyền vẫn phải thu mua (tro sỉ) ở các mỏ đá với giá 140 ngàn đồng/m3. Vì thế, giá bán các loại cát hiện tại của công ty vẫn khoảng 250 ngàn đồng/m3 chưa giảm nhiều như kỳ vọng. Việc tận thu nguồn vật liệu từ CTRXD nếu đi ổn định giá cát chỉ khoảng dưới 200 ngàn đồng/m3, vừa góp phần tận dụng hiệu quả nguồn CTRXD vừa giảm thiểu tình trạng khan nguồn cung cát, khai thác cát sỏi trái phép.

Theo ông Long, để thuận tiện cho việc tái chế CTRXD, công ty đang xin chủ trương đầu tư và nhân rộng mô hình. Các bãi tập kết CTRXD của công ty đều không thu phí nhằm tạo điều kiện cho người dân tập kết CTRXD, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ việc sản xuất. Công ty cũng sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho những đơn vị có nhu cầu để đưa công nghệ này vươn xa.

Quy hoạch chất thải rắn đến năm 2030 dự báo, khối lượng CTRXD sẽ tăng cùng với tăng trưởng dân số. Theo đó, khối lượng CTRXD bình quân đầu người năm 2020 sẽ khoảng 216 tấn/ngày,  đến năm 2030 con số này sẽ tăng lên 346 tấn/ngày.

Theo quan sát, tại điểm tập kết CTRXD được cấp phép của Công ty Long Tường vẫn rất ít đơn vị đến tập kết. Trong khi rải rác ở các khu đô thị, dân cư vẫn xảy ra tình trạng đổ trộm vật CTRXD gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường. 

Ông Dương Duy Long bộc bạch, theo quy định các dự án, công trình khi xin giấy phép xây dựng phải có thông báo kế hoạch quản lý CTRXD; đồng thời, CTRXD phải được phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định. Hiện, một số đơn vị ký hợp đồng với công ty để xin giấy phép tuy nhiên không đưa CTRXD đến điểm tập kết phân loại, thu gom của công ty như cam kết. Số khác ký hợp đồng với những đơn vị vận chuyển khác không có bãi tập kết nên không quản lý được nguồn CTRXD sẽ đi về đâu dẫn đến việc đổ trộm CTRXD thời gian qua.

Liên quan đến vấn đề này, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng cho rằng, doanh nghiệp ký hợp đồng cần có những điều khoản bắt buộc nếu không thực hiện đúng cam kết có thể khởi kiện. Sở cũng sẽ tăng cường các hoạt động giám sát nhằm thực hiện tốt việc đưa CTRXD về bãi tập kết theo quy định.

HOÀNG ANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

TIN MỚI

Return to top