ClockThứ Năm, 07/04/2016 11:14

Áo dài "short time" ở Huế

Là một sản phẩm du lịch phát triển mạnh sau các kỳ Festival Huế, áo dài lấy nhanh trở thành món quà không thể thiếu của các chị, các cô khi đến thăm cố đô. Những du khách nước ngoài yêu thích dịch vụ này thường gọi đó là áo dài “short time”.

May áo dài lấy nhanh tại nhà may Bích Thủy. Ảnh: V. Chung

Là trang phục có tiếng ở đất Thần kinh, song, áo dài lấy nhanh ở Huế ra đời khá muộn so với các thành phố du lịch khác. Một chủ tiệm chuyên may áo dài “short time” ở Thành Nội cho biết: “Gọi là lấy nhanh nhưng áo dài Huế phải may trong vòng 6g - 8g. Một số chi tiết ở tà áo, lai, tay áo... phải làm bằng tay chứ không đạp trơn theo kiểu may công nghiệp như ở Hội An, Nha Trang. Để đảm nhận được dịch vụ này, nhà may phải có lượng nhân công nhiều, tay nghề vững”.

Tại các kỳ Festival Huế, những đêm trình diễn thời trang áo dài đã góp phần kích cầu cho áo dài “short time” phát triển. Nhu cầu ngày càng tăng, các shop vải ở đường Mai Thúc Loan, Bến Nghé, Nguyễn Sinh Cung... hiện nhận luôn cả dịch vụ may lấy nhanh. Chỉ cần khách ghé đến tiệm là được phục vụ tận tình, chu đáo; khác chăng là vấn đề giá cả. Áo dài Huế vốn nổi tiếng từ xưa nên nhiều du khách không bỏ lỡ cơ hội sắm cho mình một bộ “vía” về khoe với người nhà. Thời buổi du lịch mang tính cạnh tranh, song, các nhà may ở Huế đang bỏ qua một kênh thông tin quảng bá quan trọng là internet. Số lượng nhà may tự giới thiệu dịch vụ, giá cả trên các website hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Thử áo dài lấy nhanh. Ảnh: V. Chung

Dạo quanh các diễn đàn du lịch, mua sắm, câu hỏi thường gặp của các chị em là: Đến Huế may áo dài ở đâu nhanh, rẻ, đẹp? Người đi trước truyền miệng, rỉ tai người đi sau và những cái tên Minh Tân (đường Nguyễn Sinh Cung), Hùng (đường Mai Thúc Loan), Thẩm (đường Trần Nguyên Hãn)... trở thành những thương hiệu đi kèm từ khóa “áo dài Huế” xuất hiện khá nhiều trên mạng. Trong số khách nước ngoài, người Pháp và Nhật may áo dài "short time "nhiều nhất, đơn giản là vì sự am hiểu, tương cận về văn hóa, lịch sử... Với khách Việt Nam, người miền Bắc có nhu cầu may áo dài truyền thống nhiều hơn, có người may năm – bảy bộ chỉ trong vài ngày ở Huế. Chị Megumi, du khách Nhật may áo dài ở một nhà may gần Đại Nội, khoe: “Sáng may, chiều lấy, bạn bè tôi đến Huế ai cũng may một bộ làm kỷ niệm”. Còn chị Thùy Linh, nhân viên một công ty nước ngoài ở Hà Nội may liền một lúc hai bộ áo dài Huế trong hai ngày. Chị khoe: “Cách đo, may của thợ Huế thật sít sao, vừa vặn; tiền công lại rẻ hơn nhiều so với Hà Nội nên tôi rất hài lòng. Mẫu mã ở đây phong phú, các chi tiết làm tay thật kỹ lưỡng…”. "Áo dài short time" đã trở thành một món quà không thể thiếu với du khách khi rời Huế Anh Tôn Thất Thẩm, chủ nhà may áo dài Thẩm cho biết: “Khách hàng chỉ cần gửi tiền trước, mẫu áo, số đo là chúng tôi chuyển sản phẩm đến tận nhà. Nét riêng của tiệm chúng tôi là tư vấn và thiết kế mẫu riêng cho khách nên nhiều người rất thích. May năm – bảy bộ chỉ trong hai ngày. Tuy nhiên, tôi không chạy theo lợi nhuận, chỉ nhận may một số lượng áo dài lấy nhanh trong khả năng có thể chứ tuyệt đối không nhận hàng rồi sang tay”. Tiền công của áo dài “short time” chỉ hơn may thường 30.000đ – 50.000đ/bộ. Tư vấn khéo léo và phục vụ nhiệt tình là những điểm mạnh khiến áo dài “short time” Huế ngày càng phát triển, nhất là vào mùa du lịch. Trong số các nhà may được nhiều du khách tín nhiệm và giới thiệu trên mạng là Minh Tân. Tiệm ra đời năm 1955, hiện, anh Nguyễn Quốc Hòa là thế hệ thứ hai nối nghiệp gia đình. Nổi tiếng với áo dài “short time”, Minh Tân có khả năng nhận may và giao 30 áo dài trong một ngày. “Dù nhận nhiều nhưng tôi không bao giờ thiếu sự quan tâm đến các chi tiết trên áo. Cha tôi năm nay 80 tuổi vẫn ra tiệm theo dõi công việc và nhắc nhở chúng tôi hàng ngày. Ông bảo, tà áo mềm mại, tỉ mỉ từng đường kim, mũi chỉ là nét đặc trưng của áo dài Minh Tân nên không thể vì số lượng mà bỏ qua những công đoạn quan trọng của nghề”. Những đôi tay tài hoa của người thợ Huế đã góp phần tôn thêm vẻ đẹp của chiếc áo dài truyền thống. Áo dài “short time” đã trở thành một món quà không thể thiếu trong hành trang mang về của du khách bốn phương.

Theo Baomoi.com

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Return to top