ClockThứ Năm, 18/03/2021 14:56

Cảnh đẹp khó cưỡng ở lăng vua sáng lập triều Nguyễn

TTH - Xuyên qua cánh rừng thông lớn rợp bóng mát và tiếng gió vi vu, khung cảnh di sản hiện ra khiến những lữ khách như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Đó chính là nơi an nghỉ của vị vua sáng lập triều Nguyễn - Gia Long.

Nơi chim én bay về

Những ngày đầu xuân khi tiết trời vẫn còn se lạnh dẫu nắng vàng réo rắt, theo chân những đoàn khách chúng tôi tìm về lăng Gia Long – nơi yên nghỉ vị vua đầu tiên sáng lập ra triều Nguyễn để thăm viếng và trải nghiệm không gian thơ mộng như một bức tranh tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cùng với sự thiết kế tài hoa của con người.

Lăng Gia Long, còn gọi là Thiên Thọ lăng tọa lạc tại xã Hương Thọ (TX. Hương Trà), được xây dựng giai đoạn 1814-1820, bao gồm nhiều khu lăng mộ của nhà vua, các hoàng hậu và họ hàng quyến thuộc. Trong số các lăng vua Nguyễn, đây là khu lăng rộng nhất với khoảng 28km2 bao gồm 42 ngọn núi, được đánh giá là “bức tranh trác tuyệt về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc”.

Không còn trắc trở như nhiều năm về trước, đường dẫn từ trung tâm TP. Huế đến lăng Gia Long dài 15km giờ đây thẳng tắp, được các đơn vị liên quan đầu tư những hạng mục cơ bản để phục vụ du lịch văn hóa sinh thái hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Cách hơn 1km từ lối dẫn vào lăng là những tán cây xanh mát, xa xa cũng những đồi thông hiện dần chẳng khác gì một khung cảnh của Đà Lạt thu nhỏ. Sau một thời gian dài không thu phí, thời gian gần đây việc thu phí tham quan cũng được áp dụng đối với du khách đến thăm quan lăng hoàng đế Gia Long nằm trong quần thể di sản của Huế.

Khách tham quan nơi yên nghỉ vua Gia Long và Thừa Thiên Cao hoàng hậu

Có lẽ vì thế mà giờ đây những ngày đầu mùa xuân, rất nhiều người bằng các phương tiện khác nhau đã tìm về khu an nghỉ của vị hoàng đế nổi tiếng sử sách này để vừa dâng hương, vừa tham quan không gian di sản, hưởng không khí trong lành của không gian núi đồi mênh mông. Ngay khi dâng hương ở điện thờ Minh Thành, du khách thong thả thăm nơi an nghỉ lăng mộ của vua Gia Long và vợ mình – Thừa Thiên Cao hoàng hậu cạnh đó và những ngôi điện thờ, lăng mộ người thân nằm trong khuôn viên. Bao quanh không gian ấy là một hồ sen lớn chảy quanh, với hệ thống đường đi bộ kết nối vô cùng mộng mơ khiến du khách không thể bỏ lỡ khi đặt chân đến đây.

Đứng dưới khung cảnh thi vị ấy, nhiều du khách không khỏi trầm trồ và thán phục tài của người xưa trong việc chọn cảnh quan. Sử liệu còn lưu lại chỉ rõ, thầy địa lý Lê Duy Thanh (con trai nhà bác học Lê Quý Đôn) là người tìm được thế đất này, nơi mà theo ông “đã tập trung được mọi ảnh hưởng tốt lành tỏa ra từ nhiều núi đồi bao quanh”, nơi mà “ảnh hưởng tốt lành sẽ còn mãi mãi trong suốt 10 ngàn năm”.

Anh Nguyễn Ngọc Sơn sinh ra và sống ở TP. Huế hơn 30 năm, nhưng như lời anh nói đầu xuân Tân Sửu vừa rồi là lần đầu tiên anh đặt chân đến thăm quan danh thắng nổi tiếng, nơi yên nghỉ của vị vua vang danh. Theo anh Sơn, dù đã nghe về lăng mộ của vị vua từ nhỏ, nhưng thời đó đường sá trắc trở, rồi khi lớn lên bận rộn với công việc nên không có thời gian thu xếp. Phần nữa quá xa so với lăng những vị vua còn lại như Tự Đức, Khải Định…

Cho đến gần đây, thông qua việc xem ti vi, đọc sách báo cũng như nghe mọi người kể rất nhiều về lăng Gia Long nên anh quyết định tham quan.

Hiện, lăng vua Gia Long được xem là điểm đến hấp dẫn đối với du khách ngoại tỉnh cũng như khách quốc tế mỗi dịp đến Huế. Hầu hết, mỗi du khách đều dành rất nhiều thời gian đã tham quan, cảm nhận sự tĩnh lặng và hít thở không khí trong lành ở nơi được xem là cảnh sắc hữu tình, đầy chất thơ.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hình ảnh làm xấu du lịch Huế

Một trong những hình ảnh không đẹp xuất hiện tại thành phố hiện nay là nhiều người vô ý thức biến nơi công cộng thành "nhà vệ sinh công cộng".

Hình ảnh làm xấu du lịch Huế
Người tạo “Avatar” cho làng hương Thủy Xuân

Nếu như “Avatar” là một thủ thuật của marketing để tạo dựng, củng cố hình ảnh cá nhân, nhận diện thương hiệu cho một hay nhóm sản phẩm nào đó, thì “Avatar” của làng hương Thủy Xuân được tạo ra theo một cách hết sức thú vị, ít ai ngờ tới.

Người tạo “Avatar” cho làng hương Thủy Xuân
Trồng 500 cây xanh bản địa, cây đặc thù ở lăng Vua Gia Long

Sáng 22/2, tại lăng hoàng đế Gia Long, xã Hương Thọ, thành phố Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ phát động Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn 2024. Tham dự, có lãnh đạo Tp. Huế và các sở ngành, chính quyền địa phương cùng đông đảo cán bộ, nhân viên của đơn vị.

Trồng 500 cây xanh bản địa, cây đặc thù ở lăng Vua Gia Long
Phát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách “Thái Y viện triều Nguyễn: Lịch sử và triển vọng phát triển”, sách dày 440 trang, được NXB Đại học Huế ấn hành.

Phát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn
Du xuân ở bảo tàng

Ngoài các điểm du xuân vui nhộn, trang trí đẹp mắt, những năm gần đây một trong những điểm đến vào dịp Tết Nguyên đán được nhiều người tìm tới đó chính là bảo tàng. Bảo tàng vì thế cũng mở cửa xuyên Tết để phục vụ nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật của công chúng.

Du xuân ở bảo tàng

TIN MỚI

Return to top