ClockThứ Tư, 29/12/2010 05:25

Rừng thông Nam Giao…

TTH - Huế từ lâu được mệnh danh là thành phố xanh, và làm nên màu xanh cho Huế, có một loài cây đã dự phần và đi vào lòng người từ rất sớm: Cây thông! Trong những ngày xuân sang tết đến, rừng thông Nam Giao chợt dẫn tôi rong chơi với những ý nghĩ bao đồng…

Trong bài viết về những loài cây thường thấy ở Huế, cố kỹ sư Nguyễn Hữu Đính, một chuyên gia lâm nghiệp nổi tiếng không chỉ của Huế đã mô tả: “Xưa kia ở Huế rất nhiều thông. Thông bao quanh các lăng tẩm, chùa chiền, thông trong Thành nội, trên núi Ngự Bình và các đồi lân cận. Núi Ngự xưa kia là đỉnh cao của một khu rừng du ngoạn rộng lớn, đầy thông xanh thẳm, gắn bó với những địa danh quen thuộc, Ba Đồn, Tứ Tây, Dương Phẩm, Xuân Sơn... và nối liền nhờ những quãng đường dài đất đỏ. Những Những các đồi phụ cận Huế, với vài quyển sách bên cạnh, say sưa với những ngọn thông, óng ánh như tơ để nhớ tiếc...”

Thời gian và những năm dài khói lửa chiến tranh đã làm mất đi của Huế không ít diện tích thông. Ngay cả rừng thông Ngự Bình, mà theo các bậc cao niên là một thời (thông) đã từng kéo dài, rợp bóng đến tận Ngoẹo Giàng Xay (ngã ba Ngự Bình-An Dương Vương thuộc địa phận phường An Cựu hiện nay), thế mà đến năm 1975, đỉnh Ngự cũng chỉ còn trơ lại đồi trọc. Thông Vọng Cảnh cũng cùng chung phận số. “Văn Thánh trồng thông, Võ Thánh trồng bàng...”, vậy nhưng thông Văn Thánh cũng chỉ còn lác đác vài dăm bóng... Rất may là khi tiếng súng chấm dứt trên quê hương, một số diện tích rừng thông của Huế vẫn còn giữ được. Trong đó, có rừng thông đặc biệt thiêng liêng và giàu chất nhân văn vẫn thường được nhiều người nhắc đến: rừng thông Nam Giao.

Nắng sớm Nam Giao
 
Đàn Nam Giao triều Nguyễn được vua Gia Long lập sau khi lên ngôi để tế Trời. Đàn có 3 tầng, tầng trên hình tròn, 2 tầng dưới hình vuông, tượng trưng cho Trời, Đất, và Người (Thiên, Địa, Nhân). Đàn Nam Giao hiện ở địa phận phường Trường An, Tp Huế. Từ Cầu Nam Giao, theo đường Điện Biên Phủ hướng về phía Nam một mạch, tới cuối đường là đến. Toàn bộ khuôn viên Nam Giao rộng đến hơn 10 ha, trong đó, ngoài công trình Đàn tế như đã nói, còn có Trai cung là nơi vua vẫn thường ngự đến để trai giới thanh tịnh trước khi tế Trời. Toàn bộ khuôn viên được phủ bởi một màu xanh bát ngát của thông.
Các tài liệu để lại cho hay, rừng thông Nam Giao được trồng theo ý chỉ của vua Minh Mạng và tiếp tục được duy trì ở các đời vua kế tiếp như một mỹ tục đầy ý nghĩa. Thời Minh Mạng, trong một lần tế Giao, trước tế lễ một ngày vua Minh Mạng đã đích thân trồng 10 cây và tự cây và tự tứ phẩm trở lên và quan của các tỉnh về để chuẩn bị tế lễ đều được ưu tiên cho trồng và gắn thẻ đề tên, ngày tháng trồng cây. Một số thẻ bằng đồng, bằng đá có khuôn khổ cỡ 15 x 0,8 cm (dày 1,5 cm đối với thẻ làm bằng đá) hiện vẫn còn được lưu giữ ở bảo tàng và tư gia một số nhà nghiên cứu. 
Ông hoàng Miên Trinh - Tuy Lý Vương lúc 15 tuổi theo hầu vua cha Minh Mạng cũng đã được trồng một cây và 20 năm sau, thấy cây thông mình trồng vẫn giữ được thần khí đã xúc động cảm tác bài thơ “Kiến Trai Cung thủ thực tùng cảm phú” (Cảm ghi khi thấy cây thông tự tay mình trồng tại Trai Cung): “Tuế duy Giáp ngọ nguyệt duy Mão/ Trú tất Nam Giao tùng vũ bão/ Sắc tứ hoàng tử các thủ thực/ Thanh tùng thành liệt giáp liễn đạo/ Hồi thủ kỳ kim nhị thập niên…” (Tháng 2 năm Giáp Ngọ (1834-Minh Mạng thứ 15) được theo ngự đạo hầu đến Nam Giao… Hoàng đế sắc ban cho các hoàng tử đều tự tay trồng thẳng hàng cây thông xanh tại đường vua ngự. Nay nhớ lại đã được hai mươi năm qua…). Trong bài thơ Tuy Lý Vương cũng cho thấy, ông xem cây thông như một người thân, một người bạn quý chẳng muốn rời xa và ước ao sau này mất đi, mình sẽ hóa thành con chim hạc bay về bầu bạn cùng cây : “…Tỷ ỷ ma sa bất cảm từ/ Ân cần khán thủ tạ túc vệ/ Đãi ngã tha niên hóa hạc quy” (tựa người ve vuốt chẳng muốn rời/dặn dò người chăm sóc (cây) cẩn thận/ đợi ta năm khác sẽ hóa chim hạc bay về).
Thời Thiệu Trị, vua cũng đích thân trồng 11 cây, các hoàng thân, quan Phủ doãn Thừa Thiên, các quan văn trong triều, quan võ hàm nhị phẩm trở lên mỗi vị được trồng 1 cây. Thời Tự Đức mở rộng đối tượng, quan văn hàm tứ phẩm, quan võ hàm tam phẩm mỗi người được trồng một cây. Các mệnh quan triều đình được thăng chức sau khi đến bái mạng nhậm chức đều phải lên Nam Giao tự tay trồng cây cây trong khuôn viên đàn Nam Giao được xem như một vinh dự lớn và thiêng liêng, nên chắc chắn là không ai muốn cây của mình bị héo úa, èo uột cả. Rừng thông Nam Giao vì thế có thể được xem như một biểu tượng tập thể quân thần của vương triều Nguyễn.
Sau năm 1975, được theo bà nội đi chùa lễ Phật, mỗi khi đi các chùa Tây Thiên, Trúc Lâm, Hồng Ân… tôi thường được bà nội dẫn đi băng qua rừng thông Nam Giao. Không đến độ rợp bóng, nhưng trong khuôn viên Nam Giao hồi ấy theo trí nhớ của tôi thông còn khá nhiều. Sau này tìm hiểu mới biết đó là giống thông ba lá Đà Lạt. Loài thông này có dáng thế đẹp như dạng cây kiểng, nhưng không cao lớn, tốt tươi bằng giống thông hai lá như thường thấy ở Thiên An và một số chùa, lăng tẩm. Thông ba lá là giống thông khó trồng, chỉ thích nghi ở độ cao trên 1.000m; trồng ở vùng thấp, cây sinh trưởng kém, khó nhân giống, tuổi thọ không cao. Không trách gì lúc sinh thời, cụ Nguyễn Hữu Đính cũng đã từng đề xuất nên thay toàn bộ thông ba lá Đà Lạt ở Nam Giao bằng giống thông hai lá (Pinus Merkusii).
Sau khi Đàn Nam Giao được phục hồi tôn tạo, rừng thông nơi đây cũng đã được thay mới bằng thông hai lá gần hết. Số thông thay mới mới 50-60 cm. Một số diện tích còn lại cũng đang tiếp tục trồng thêm, cây lên đều, cao đã chừng 3-5 mét, mùa “thắp nến”, cả rừng thông Nam Giao đẹp đến say lòng. Bây giờ, ngoài là điểm di tích quan trọng, rừng thông Nam Giao còn mở cửa cho người dân lui tới thư giãn, thể dục thể thao mỗi sáng, mỗi chiều. Đoàn tăng thân Làng Mai của hòa thượng Nhất Hạnh khi trở lại Huế lần đầu tiên cũng đã chọn và tổ chức hành thiền dưới rừng thông Nam Giao lịch sử…
Điều đặc biệt là tuy thay mới, nhưng, không biết vô tình hay hữu ý, một số cây thông ba lá được trồng xưa kia vẫn được đơn vị quản lý di quản lý di cây, một cụm 2 cây cũng ở phía Tây nhưng nằm sát cạnh đường Tam Thai; ngay sát chân tầng đàn thứ nhất ở phía Bắc 2 cây phân bố gần đối xứng qua lối dẫn lên đàn; và 1 cây cuối cùng nằm ngay góc Tây Bắc sát tầng chân đàn thứ nhất.
Trong số 12 cây thông 3 lá này thì 2 cây nằm ở phía Bắc và 1 trong 2 cây nằm ở phía Đông sát đường Tam Thai đều đã trong tình trạng tình trạng đường kính chừng 40-50 cm, một số chỗ đã bị mối đục, dáng cây cổ kính, đẹp mắt. Riêng cây ở góc Tây Bắc thấy vạm vỡ, tốt đường kính chừng 40-50 cm, một số chỗ đã bị mối đục, dáng cây cổ kính, đẹp mắt. Riêng cây ở góc Tây Bắc thấy vạm vỡ, tốt làm khuyết mất nét duyên của cây.
nét duyên của cây.  thử hình dung, khi du khách đến đây, được các hướng dẫn viên kể về chuyện trồng thông ở Nam Giao, rồi dẫn khách đến khách đến tấm thẻ bằng đồng, bằng đá xưa kia treo ở cây cho khách hình dung; cũng biết đâu từ những tấm thẻ này mà nghiên cứu, chế tác thành quà lưu niệm. Lại nữa, tại sao không suy nghĩ tổ chức cho các đoàn để họ được đại diện trồng một cây thông ở đất thiêng Nam Giao và cho được treo thẻ kỷ niệm như người xưa từng làm? Hẳn đó không chỉ đơn thuần là một sản phẩm du lịch của Cố đô mà sẽ còn là những trải nghiệm đáng nhớ và hết sức ý nghĩa cho một lần thăm Huế…

Diên Thống

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024

Đến với Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024, Viện Nghiên cứu Vụ kịch Chiết Giang Trung Quốc (Zhejiang Wu Opera Research Centre) sẽ dàn dựng và biểu diễn một số tiết mục nổi bật giới thiệu sự quyến rũ và tinh hoa của nghệ thuật Vụ kịch Chiết Giang và Hí Kịch truyền thống Trung Quốc.

Mang tinh hoa Hí Kịch đến Festival Huế 2024
“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản

Sáng 17/2, thầy giáo Nguyễn Văn Tuân, Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc) cho biết, cây bàng cổ thụ trong trường vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

“Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Núi Bân & lễ hội Quang Trung tại Huế

Cùng với Hà Nội và Bình Định, Huế tự hào có khu tưởng niệm và lễ hội Quang Trung gắn với sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc Hà, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

Núi Bân  lễ hội Quang Trung tại Huế
Return to top