ClockThứ Năm, 23/04/2020 15:08

Sẵn sàng các gói kích cầu du lịch

TTH - Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vừa mới chỉ đạo ngành du lịch, ngay thời điểm này, phải chuẩn bị các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm khôi phục du lịch, đặc biệt là kích cầu sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát.

Kêu gọi đăng ký gói kích cầu để giúp du lịch Huế vượt khó

Chuyển đổi số cần được triển khai để giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều thị trường

Chuẩn bị sẵn 10 tour

Dịch COVID-19 vẫn đang còn diễn biến phức tạp trên thế giới. Song, những người trực tiếp tham gia vào ngành công nghiệp “không khói” đều tin rằng, dịch bệnh sẽ qua và du lịch trở lại bình thường trong nay mai.

Du lịch trải qua một khoảng thời gian “khủng hoảng”, để hoạt động trở lại kịp thời và bắt nhịp nhanh, đòi hỏi sự chuẩn bị phải ngay từ bây giờ. Trong đó, phải có giải pháp về quảng bá, sản phẩm, dịch vụ và các tour tuyến.

Ông Trương Thành Minh, Chủ tịch Hội Lữ hành tỉnh thông tin, hiện tại, hội đã chuẩn bị được 10 bộ sản phẩm, tour tuyến mới để khai thác. Ngay khi dịch bệnh kết thúc, hội sẽ tiến hành kích cầu bằng cách đến trực tiếp 63 tỉnh, thành trong cả nước để giới thiệu, kết nối. 10 bộ tour này sẽ do 10 nhóm doanh nghiệp (DN) trong hội, khai thác cùng thị trường và dịch vụ làm đầu mối kích cầu. Hội cũng chủ động phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước để có những hỗ trợ về kết nối hiệu quả hơn.

“Kế hoạch của Hội Lữ hành, hướng đến hai mục tiêu quan trọng sau dịch là tăng truyền thông về điểm đến và giới thiệu bộ sản phẩm mang tính kích cầu cao. Khi vừa hết dịch, hội sẽ triển khai để mang tính kịp thời, hướng đến thu hút khách đến Huế càng sớm càng tốt”, ông Minh chia sẻ.

Ông Nguyễn Đình Thuận, Giám đốc Công ty CP Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng thông tin, hiện nhiều DN ở Huế đã tham gia vào “liên minh” kích cầu du lịch cả nước do Tổng cục Du lịch làm đầu mối, với các bộ tour giảm giá từ 40 - 50% để kích thích du khách. Công ty CP Truyền thông quảng cáo và Dịch vụ Đại Bàng đang tích cực sử dụng các kỹ thuật marketing online để tiếp cận đến dòng khách tiềm năng; xây dựng các cộng đồng, với các bộ sản phẩm chi tiết và đúng nhu cầu theo từng nhóm khách, như cựu chiến binh, học sinh, gia đình...

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, trước đây, vào thời điểm Huế chưa ghi nhận bệnh nhân nhiễm COVID-19, ngành du lịch Huế đã xây dựng một số sản phẩm kích cầu, nay sẽ bổ sung thêm một số sản phẩm mới để tăng thêm tính phong phú. Sở Du lịch đang triển khai song song hai việc là khảo sát, nắm bắt tình hình của các DN, để biết “nội lực” còn lại của DN, nguyện vọng và có các gói hỗ trợ để giúp DN phục hồi; đồng thời, sẽ tiến hành xây dựng tour kích cầu dựa trên các định hướng cụ thể.

Một số DN cho biết, nếu muốn xây dựng sớm các gói kích cầu phải có chính sách trước từ các điểm tham quan, sau đó, sẽ có các gói khuyến mãi từ lưu trú và lữ hành. Được biết, hiện nay Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chưa công bố những chính sách cho các gói kích cầu mới. Do đó, cần công bố sớm để các DN chủ động.

Cùng vượt khó

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, trong du lịch, DN sẽ giúp cụ thể hóa các mục tiêu của ngành; triển khai và khai thác dịch vụ, sản phẩm. Để du lịch Huế sớm khôi phục, đòi hỏi sự phục hồi nhanh và cần sự chủ động từ DN.

Các DN đề xuất, để phần nào giúp DN tăng sức “đề kháng”, cần có những cơ chế trong lĩnh vực du lịch mà tỉnh có thể giải quyết, như giảm thuế, miễn thuê đất… Tỉnh cần tổ chức cuộc họp để lắng nghe DN lữ hành, lưu trú, vận chuyển chia sẻ khó khăn, tìm giải pháp phục hồi cho DN.

Đó là các chính sách cần thiết để giúp các DN chịu nhiều thiệt hại do dịch bệnh. Về phía DN, đây là dịp để tái cơ cấu tổ chức, lao động, sản phẩm, nâng cấp dịch vụ. Dù khó khăn, song DN cũng cần đưa ra các chính sách, kế hoạch để thu hút khách, kích cầu, giảm giá, tái cơ cấu lại sản phẩm, thị trường.

Một yếu tố quan trọng nữa là tính đoàn kết, nếu cạnh tranh không lành mạnh càng khiến du lịch khó khôi phục như trước. Theo lãnh đạo ngành du lịch, trong lúc dịch bệnh đang diễn ra, tính đoàn kết của các DN đang được ghi nhận, sau dịch phải càng đoàn kết hơn. Về khía cạnh này, cơ quan quản lý ngành du lịch và Hiệp hội Du lịch sẽ phát huy hơn nữa vai trò cầu nối, dẫn dắt.

Một giải pháp mà theo chuyên gia du lịch đề xuất cho các DN là cần đẩy mạnh chuyển đổi công nghệ số, để khi hết dịch có thể tiếp cận được nhiều thị trường, du khách hơn. Hiện nay, DN Huế đang phụ thuộc vào các đối tác bằng các “land tour” (tour trọn gói), nên đối tác quyết định lựa chọn điểm đến, chứ không phải DN Huế. Khai thác công nghệ số hiệu quả, giúp tiếp cận trực tiếp du khách, giảm các chi phí, tăng lợi nhuận.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu các ngành: “Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công Festival Huế 2020. Tiếp tục triển khai đề án không gian văn hóa nghệ thuật đường Lê Lợi. Xây dựng đề án “Đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bảo tàng gắn với phát triển du lịch”, “Chính sách phát triển bảo tàng tư nhân”. Triển khai đề án và quảng bá thương hiệu Huế - Kinh đô ẩm thực. Mở rộng kết nối đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu với không gian văn hóa nghệ thuật…”.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

TIN MỚI

Return to top