ClockThứ Hai, 04/09/2017 15:09

EFTA tìm cách thuyết phục chính phủ Anh trở thành thành viên

Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA) đang tìm cách thuyết phục chính phủ Anh giải quyết cuộc khủng hoảng của việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, bằng cách tham gia hiệp hội này.

Iceland chào đón Anh trở lại EFTA hậu Brexit

Anh sẽ gia nhập EFTA? (Nguồn: Bruges Group)

Theo phóng viên TTXVN tại London, hiện ở Anh đang diễn ra cuộc tranh luận về việc liệu Anh tham gia EFTA có phải là giải pháp lâu dài cho nước này ở giai đoạn hậu Brexit hoặc trong giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 2-4 năm mà Nội các Anh đã thông qua.

Tuy nhiên, phát biểu cuối tuần qua, Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit của Anh, ông David Davis, cho biết hiện ông không đặt khả năng Anh tham gia EFTA vào trọng tâm các cuộc đàm phán Brexit với EU, bởi theo ông, giải pháp này không giúp Anh tiết kiệm đáng kể về mặt thời gian.

Hiện EFTA có 4 nước thành viên là Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein. Dự kiến Chủ tịch Tòa án EFTA Carl Baudenbacher sẽ có bài phát biểu trước các chuyên gia pháp lý về Brexit của Quốc hội Anh vào ngày 13/9 tới.

Vai trò của Tòa án EFTA tương tự như Tòa án Công lý châu Âu (ECJ). Chính phủ Anh luôn khẳng định sẽ không tham gia tòa án nào hoạt động song song với các phán quyết của ECJ. 

Thay vào đó, Anh muốn thiết lập một tòa án trọng tài riêng theo kiểu Anh, trong đó có tính tới các luật của ECJ. 

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng sẽ khó đạt được sự nhất trí cũng như thiết lập được một cơ chế giải quyết tranh chấp mới vào mùa Xuân 2019, thời điểm dự kiến Anh sẽ chính thức rời EU.

Khi đó, tham gia EFTA được đánh giá là giải pháp tối ưu, ít nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Anh thắt chặt các biện pháp thị thực để giảm di cư ròng

Theo tin từ Reuters ngày 5/12, Bộ Nội vụ Anh vừa công bố kế hoạch cắt giảm số lượng người di cư đến nước này bằng các con đường hợp pháp, trong bối cảnh Thủ tướng Rishi Sunak phải đối mặt với áp lực giải quyết số di cư ròng cao kỷ lục.

Anh thắt chặt các biện pháp thị thực để giảm di cư ròng
Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027

Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Ngày 22/11/2023 tại Paris (Pháp), trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước Di sản thế giới), Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027 với 121/171 phiếu hợp lệ.

Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027
Tăng cường hiểu biết và hợp tác toàn cầu để phát triển AI an toàn, có đạo đức

Trong phát biểu sau khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về Trí tuệ Nhân tạo (AISS) diễn ra tại Anh, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết, các quốc gia cần hợp tác cùng nhau để hiểu rõ hơn về trí tuệ nhân tạo (AI) một cách đúng đắn để phát triển và triển khai Frontier AI, cũng như định hình các biện pháp bảo vệ nó.

Tăng cường hiểu biết và hợp tác toàn cầu để phát triển AI an toàn, có đạo đức
Return to top