ClockChủ Nhật, 30/04/2023 23:32

Du khách thích thú trải nghiệm tinh hoa làng nghề

TTH.VN - Những không gian văn hóa làng nghề Việt Nam cũng như quốc tế như đưa du khách đến với tinh hoa làng nghề được phô diễn với nhiều ngón nghề tinh xảo, cho ra những sản phẩm độc đáo, tạo nên giá trị không hề lẫn lộn của mỗi làng nghề.

Sáng tạo để bảo tồn nghề truyền thốngTôn vinh, quảng bá ẩm thực HuếChiêm ngưỡng đồ gốm của người NhậtTrưng bày 100 tác phẩm tại không gian thư pháp Huế

leftcenterrightdel
Sản phẩm từ các làng nghề của Huế thu hút sự quan tâm của du khách

Ở không gian đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và công viên lân cận dọc sông Hương, du khách đổ về đây tấp nập để được trải nghiệm những điều thú vị được các nghệ nhân từ nhiều nơi cùng tụ hội tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023.

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng của vùng đất Cố đô và các địa phương từ Nam ra Bắc, hay các nước Nhật Bản, Hàn Quốc như “chiêu đãi” du khách những "món ăn" văn hóa mà không phải khi nào cũng có thể thưởng thức.

Dọc tuyến đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, trong những gian nhà tranh, các nghệ nhân của mỗi làng nghề trưng bày và trình diễn những tinh túy, tinh hoa nghề mà họ lưu truyền, phát huy.

Với đủ các sản phẩm từ lụa, gốm, dệt, nón, đồng, mỹ nghệ tre… của gần 70 làng nghề, Huế vẫn chiếm số đông và nhận được sự quan tâm của người dân, du khách.

Vừa nâng niu từng chiếc bình gốm của làng gốm trứ danh Phước Tích, anh Nguyễn Tuệ Hùng (du khách Đà Nẵng) đã không khỏi trầm trồ về cách dân làng giữ nghề và đưa ra thị trường những sản phẩm độc đáo. Mê gốm và sưu tầm rất nhiều món gốm, anh Hùng cho rằng, rất khó so sánh với các làng gốm khác trên cả nước và gốm của làng cổ bên dòng Ô Lâu vẫn có “vị thế” riêng.

“Gốm Phước Tích không chỉ đẹp mà còn đáp ứng được nhu cầu thị trường. Quan trọng hơn, dân làng vẫn giữ được nghề, đưa những sản phẩm đi xa giữa thời buổi hiện đại hóa, cạnh tranh khốc liệt”, anh Hùng nhìn nhận, sau khi chọn mua một vài sản phẩm gốm Phước Tích.

Cách đó chừng vài chục mét là gian hàng nón lá Huế luôn tấp nập người ra vào. Mọi người đến đây chăm chú xem quy trình cho ra một chiếc nón mà lâu nay họ ít khi được diện kiến. Có người còn chờ để mua chiếc nón ngay khi sản phẩm được nghệ nhân vừa dứt công đoạn cuối cùng.

“Huế là xứ sở nón. Nghe rất nhiều nhưng nay mới tận mắt thấy các bà, các chị trình diễn để làm ra chiếc nón. Tưởng đơn giản nhưng vô cùng kỳ công”, chị Hoài Thu (du khách đến từ Quảng Bình) chia sẻ.

leftcenterrightdel
Du khách nước ngoài thích thú tìm hiểu  không gian nghệ thuật điêu khắc kiệu gỗ Danjiri của các nghệ nhân đến từ TP. Saijo (Nhật Bản)

Thời điểm du khách đổ về không gian trưng bày và thao diễn nghề đông đúc nhất là vào chiều muộn và tối. Cùng với làng nghề Huế, các làng nghề trứ danh khác cũng cuốn hút, làm mê mẩn những ai đặt chân đến không gian làng nghề trong dịp Festival này. Đáng chú ý, khi có sự góp mặt của nghệ nhân đến từ TP. Gongju, TP. Namyangju (Hàn Quốc) và các TP. Saijo, Shizuoka, Takayama, Sasayama (Nhật Bản).

Các nghệ nhân đã đem theo những tinh hoa làng nghề xứ sở cùng với sản phẩm riêng có để trình diễn cho bạn bè Việt Nam như một cách giao lưu văn hóa, chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn làng nghề.

Một trong những không gian đón nhận được sự quan tâm là không gian nghệ thuật điêu khắc kiệu gỗ Danjiri của các nghệ nhân đến từ TP. Saijo (Nhật Bản). Nơi đây các nghệ nhân đã trình diễn kỹ thuật điêu khắc gỗ với kỹ thuật làm mộc vô cùng đặc sắc.

Những nghệ nhân của làng nghề này còn đưa chiếc kiệu gỗ với các họa tiết chạm khắc rồng để trưng bày thực tế, đưa người xem lạc vào thế giới chạm khắc tuyệt diệu. Thú vị hơn, du khách khi ghé qua đây còn được các nghệ nhân tận tay hướng dẫn trải nghiệm quy trình chạm khắc trên các tấm gỗ cùng với lời giới thiệu về những hình tượng được chạm khắc.

Hơn chục phút được làm “nghệ nhân”, bạn trẻ Nguyễn Vũ (TP. Huế) tỏ ra hào hứng dù khuôn mặt toát mồ hôi sau khi vật lộn với các dụng cụ đục, đẽo trên một tấm gỗ. “Đó chỉ là một trải nghiệm nhưng từ đó giúp mình hiểu hơn về cách họ chế tác, tình yêu với nghề cũng như nét đẹp văn hóa mà người dân Saijo nói riêng, Nhật Bản nói chung lưu giữ, phát huy và quảng bá nghề truyền thống của mình”, Vũ nhìn nhận.

Cứ như thế, đi từ làng nghề này sang làng nghề khác, du khách sẽ khám phá được nhiều điều bất ngờ và thú vị. Tinh hoa làng nghề không chỉ là nơi phô diễn những gì là tinh hoa mà đó còn là cơ hội để quảng bá và giúp công chúng hiểu hơn về đời sống của làng nghề từ xa xưa đến nay. 

NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
"Chắp cánh" cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

Sau 2 ngày diễn ra Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề do Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức tại công viên trung tâm thị xã, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP của địa phương có thêm cơ hội để vươn xa...

Chắp cánh cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa
Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân

Vùng đồi Thủy Xuân, TP. Huế nổi tiếng với những ngôi chùa cổ như Từ Hiếu, Đông Thuyền, Bảo Lâm, Châu Lâm, Diệu Nghiêm... Lạc bước vào chốn mây gió tiêu diêu với nhiều rặng thông vi vu trên những sườn đồi này, vào buổi sớm tinh mơ hay khi hoàng hôn về, nghe trong gió tiếng chuông chùa ngân vang và cả những tiếng mõ đều đều từ những cánh cửa chùa vọng lại. Chợt thấy lòng êm dịu và thanh thản lạ thường.

Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân
Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách

Cùng với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên địa bàn, du lịch làng nghề truyền thống đã và đang được du khách ưa chuộng khi nhiều cơ sở kinh doanh, làng nghề triển khai nhiều cách làm hay vừa giúp tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình, vừa bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.

Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách

TIN MỚI

Return to top