ClockThứ Sáu, 21/04/2023 12:05

Festival Nghề truyền thống Huế 2023: Nơi quảng bá tinh hoa nghề truyền thống

TTH - Với mục tiêu tiếp tục tổ chức một lễ hội quy mô, có chất lượng, hiệu quả, tầm cỡ quốc gia và mang yếu tố quốc tế, ngoài việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh Cố đô Huế, phát huy thương hiệu và vị thế của Huế - thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, Festival Nghề truyền thống (NTT) Huế 2023 còn góp phần tích cực trong việc khôi phục, hỗ trợ và phát triển làng nghề truyền thống và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu trên cả nước.

Festival Nghề truyền thống Huế 2023 diễn ra từ ngày 28/4 đến 5/5Festival Nghề truyền thống Huế 2023: Thời điểm “vàng” để kích cầu du lịchĐảm bảo trật tự trước Festival Nghề truyền thống 2023

leftcenterrightdel
 Du khách trải nghiệm nghề làm hoa giấy tại làng nghề Thanh Tiên, xã Phú Mậu, TP. Huế

Hội tụ hơn 350 nghệ nhân và bàn tay vàng

Festival NTT Huế 2023 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” được UBND TP. Huế tổ chức từ ngày 28/4 đến 5/5, quy tụ 21 nhóm nghề với sự tham gia của 69 làng nghề, cơ sở nghề và trên 350 nghệ nhân, bàn tay vàng đến từ các làng nghề nổi tiếng trong cả nước.

Theo Ban tổ chức, đây là lễ hội có ý nghĩa lớn về văn hóa, kinh tế - xã hội mang tầm quốc gia và có yếu tố quốc tế, nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của Huế: “Cố đô xanh - di sản thế giới - Thành phố an toàn và thân thiện”, tôn vinh và lan tỏa giá trị di sản văn hóa dân tộc. Mục tiêu quan trọng nữa đó là nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đổi mới sáng tạo các sản phẩm nghề thủ công truyền thống dựa trên nền tảng văn hóa Huế, văn hóa dân tộc. Đồng thời, tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, gắn các sản phẩm NTT đến gần hơn với du lịch và thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.­­­

Festival NTT Huế 2023 quy tụ 21 nhóm nghề, gồm: dệt; nghề mộc mỹ nghệ, điêu khắc, chạm khảm, sơn mài, sơn son thếp vàng; kim hoàn; mây tre đan, tre mỹ nghệ; nón lá; hương trầm; gốm sứ, pháp lam… Các nhóm nghề này có sự tham gia của 69 làng nghề, cơ sở nghề và trên 350 nghệ nhân, bàn tay vàng đến từ các làng nghề nổi tiếng trong cả nước, như: Hòa Bình, Hà Nội, Thái Bình, Ninh Thuận, Quảng Nam, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh và Thừa Thiên Huế. Sản phẩm của các nhóm nghề trên có truyền thống lâu đời, có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, sẽ tổ chức các hình thức khám, chữa bệnh và phô diễn tài năng cho các thầy thuốc đông y của ngành y học cổ truyền vốn là đặc trưng của Huế.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, Festival NTT Huế đang từng bước hướng đến tính quốc tế với sự tham gia của các nghề thủ công truyền thống nổi tiếng đến từ một số quốc gia trên thế giới thông qua mối quan hệ hợp tác hữu nghị đã thiết lập. Tại Festival 2023, có 37 nghệ nhân của 6 thành phố có quan hệ kết nghĩa, hợp tác với Huế đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản tham dự, như: TP. Takayama, Shizuoka, Saijo, Sasayama (Nhật Bản), TP. Gongju, Namyangju (Hàn Quốc) và 1 Hiệp hội nghề truyền thống Hàn Quốc. Đặc biệt, có sự tham gia của các đoàn biểu diễn nghệ thuật: cà kheo (Bỉ), nhạc cụ truyền thống, biểu diễn K-Pop, biểu diễn võ thuật nhảy đương đại Taekwondo, trình diễn Hàn phục và hát diễn xướng (Hàn Quốc).

leftcenterrightdel
Đoàn Cà kheo (Bỉ) sẽ có mặt tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023 

Tôn vinh nghệ nhân và sản phẩm làng nghề

Cùng với chuỗi các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội dân gian, lễ hội cung đình và các hoạt động hưởng ứng, hoạt động cộng đồng, Festival NTT Huế 2023 quy tụ các chương trình, hoạt động truyền thống, như: không gian trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm nghề và làng nghề truyền thống Huế, của một số địa phương tiêu biểu trong cả nước và các thành phố quốc tế; lễ tế tổ bách nghệ và lễ rước tôn vinh nghề - nghi lễ tri ân và tôn vinh các giá trị nghề thủ công truyền thống Việt Nam, tôn vinh và ghi nhớ công lao của tiền nhân, vinh danh các làng nghề, các thế hệ nghệ nhân và một số chương trình hấp dẫn khác, góp phần tạo nên một kỳ festival mới lạ và đặc sắc.

Ngoài các chương trình đã có từ các kỳ festival trước, festival năm nay sẽ có thêm nhiều chương trình nghệ thuật mới, lần đầu tiên được tổ chức, như: chương trình “Tri ân dòng Hương”, lễ hội quảng diễn đường phố, chương trình giao lưu văn hóa - nghệ thuật giữa TP. Huế và các thành phố hợp tác, kết nghĩa trong nước và quốc tế, chương trình nghệ thuật “Giai điệu trẻ”…

Chủ tịch UBND TP. Huế, Trưởng ban Tổ chức Festival NNT Huế 2023, ông Võ Lê Nhật khẳng định, Festival NTT Huế là nơi hội tụ trí tuệ và tài năng cùng những sản phẩm độc đáo của các nghệ nhân đến từ các làng nghề trong tỉnh và nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt có sự tham gia của nhiều nghệ nhân đến từ các thành phố quốc tế có quan hệ hợp tác hữu nghị, kết nghĩa với Huế. Du khách và người dân Huế sẽ được thưởng ngoạn tinh hoa của bao thế hệ nghệ nhân qua trải nghiệm nhiều hoạt động nghề một cách sống động diễn ra trong không gian trữ tình, lãng mạn ở hai bờ sông Hương và cầu Trường Tiền. Ngoài ra, các hoạt động cộng đồng hưởng ứng sẽ được tổ chức trải rộng khắp các khu vực trung tâm và vùng lân cận trên địa bàn thành phố.

Theo đó, cách bố trí không gian giới thiệu NTT tại festival năm nay cũng là một điểm nhấn. Trong đó, sẽ bố trí, sắp đặt không gian với sự kết hợp giữa nhà rường truyền thống Huế với nhà tranh tre hài hòa, gần gũi thiên nhiên với hình thức trang trí đẹp, mang tính nghệ thuật cao, bên cạnh đó là các điểm check-in đầy ấn tượng mang màu sắc văn hóa dân tộc... Mỗi gian hàng được trưng bày sẽ là một câu chuyện về nghề, giới thiệu tập trung những sản phẩm thủ công truyền thống mang dấu ấn Việt cũng như sự hội nhập quốc tế.

Không gian triển lãm “Thiết kế thủ công sáng tạo” với sự tham gia của 17 cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà thiết kế trong và ngoài tỉnh với những sản phẩm mang tính ứng dụng sáng tạo cao dựa trên sản phẩm nghề truyền thống sẽ là điểm nhấn ấn tượng tại festival năm nay. Đặc biệt, sự kiện Talkshow chủ đề đổi mới sáng tạo, trong đó sẽ tổ chức tọa đàm giữa các chuyên gia, nhà thiết kế trong lĩnh vực thủ công truyền thống với các nghệ nhân, làng nghề để chia sẻ những thông tin, những bài học kinh nghiệm trong việc thiết kế, sáng tạo cũng như kinh nghiệm kinh doanh sản phẩm thủ công truyền thống có sức hút và lan tỏa trong thị trường tiêu thụ Việt Nam và quốc tế.

Các không gian đi bộ và cảnh quan với cầu đi bộ trên sông Hương kết nối với hệ thống đường đi bộ bờ Nam sông Hương cùng phố đi bộ Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu, Phố đêm Hoàng thành Huế, Phố đi bộ Hai Bà Trưng... được ban tổ chức khai thác triệt để và thường xuyên có các hoạt động cộng đồng hưởng ứng. Tất cả sẽ tạo thành một không gian nên thơ trải dài dọc bờ sông Hương với nhiều hoạt động hấp dẫn trong ngày hội festival nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi, giải trí và mua sắm của người dân, du khách.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
Lo ngại thời tiết, doanh nghiệp tự nguyện dừng trưng bày sản phẩm tại Hội chợ thương mại Festival 2024

Theo Ban Tổ chức Hội chợ thương mại Festival 2024 (Hội chợ), để đảm bảo an toàn trước diễn biến phức tạp của mưa bão, nhiều doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) và các gian hàng của các Trung tâm Xúc tiến thương mại, Đầu tư và Du lịch/Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại các tỉnh đã tự nguyện kết thúc trưng bày sản phẩm tại Hội chợ trước thời gian dự kiến

Lo ngại thời tiết, doanh nghiệp tự nguyện dừng trưng bày sản phẩm tại Hội chợ thương mại Festival 2024
Thêm cơ hội quảng bá thương hiệu sản phẩm

Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2024 sẽ được Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế ( gọi là Trung tâm) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công thương tổ chức từ ngày 16/9/2024 đến ngày 22/9/2024.

Thêm cơ hội quảng bá thương hiệu sản phẩm
“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”

Hưởng ứng Festival mùa thu Huế 2024 và nhân Lễ Vu lan năm Giáp Thìn, Bảo tàng Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn tại số 114 đường Mai Thúc Loan, TP. Huế tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn” vào sáng 15/8.

“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”

TIN MỚI

Tìm hiểu cv là gì
Return to top