ClockThứ Sáu, 29/04/2016 05:56

Trang nghiêm Lễ Tế Giao

TTH.VN - Vào 00h05’ ngày 29/4, tại đàn Nam Giao (phường Trường An, TP. Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trang trọng tổ chức Lễ Tế Giao 2016. Ông Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm chủ Lễ tế.

Đến dự về phía lãnh đạo Trung Ương có ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; phía lãnh đạo tỉnh có ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy; Ông Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, các sở ban ngành và đông đảo người dân.

Các vị lãnh đạo trang nghiêm tại buổi lễ

Lễ Tế Giao là một lễ hội truyền thống của triều Nguyễn, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Do những ý nghĩa lịch sử văn hóa quan trọng mà lễ hội này được nghiên cứu và phục dựng thành công trong 6 kỳ Festival Huế từ 2002 đến 2012, mang đậm nét nhân văn độc đáo của vùng đất Cố đô, được đông đảo Nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Từ Festival Huế 2014, Lễ Tế Giao được thay đổi bằng cách tổ chức thực sự thuần túy tâm linh theo đúng các nghi thức truyền thống, không mang những yếu tố sân khấu như những lễ hội cung đình trước đây.

Lễ tế Giao năm nay diễn ra trong không khí trang nghiêm, bài bản, đầy đủ nghi thức truyền thống. Đây là lễ hội nằm trong khuôn khổ các chương trình, lễ hội chính tại Festival Huế 2016.

Mặc dù lễ tế được tổ chức ở thời gian rất sớm của ngày (00h05’) nhưng đã có nhiều người dân Huế và khách du lịch đã đến dự và thắp hương cầu nguyện.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Lễ Tế Giao 2016:

Các vị lãnh đạo cầu nguyện trước giờ chính thức diễn ra Lễ Tế Giao

Ông Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm chủ Lễ tế

Lễ vật cúng tế

Các Tướng lễ (người xướng)

Chấp lệnh chiêng

Đội lễ nhạc

Người dân đến thắp hương cầu nguyện

Hữu Phúc

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tìm dấu tích đàn Nam Giao thời Tây Sơn

Sau hai đợt khai quật khảo cổ học Di tích quốc gia núi Bân (phường An Tây, TP. Huế) các chuyên gia đã phát hiện một số dấu tích, di vật góp phần khẳng định đây xưa kia là đàn Nam Giao - nơi Nguyễn Huệ lập đàn tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế. Cũng từ những thông tin khảo cổ mới nhất, các chuyên gia kiến nghị tiến hành xây dựng di tích này trở thành Di tích quốc gia đặc biệt.

Tìm dấu tích đàn Nam Giao thời Tây Sơn
Thiếu Lâm Tự ở Huế

Lâu nay nghe Thiếu Lâm là người ta lập tức nghĩ đến ngôi cổ tự nổi tiếng bên xứ Trung Hoa, còn ở Huế thì... À, cũng có “Thiếu Lâm Tự” đấy, nhưng mà đó là từ nói vui của dân hay lai rai buổi chiều để chỉ cái quán nhậu bình dân nơi góc chùa trên đường Hùng Vương gần chợ An Cựu. Tôi cũng từng ỷ y như vậy, nhưng hóa ra có một ngôi chùa mang tên “Thiếu Lâm Tự” luôn hiện hữu ngay trên đất Huế từ hơn trăm năm nay mà không nhiều người biết.

Thiếu Lâm Tự ở Huế
Bảo tồn, tu bổ di tích Đàn Nam Giao

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán để hoàn thiện các bước chuẩn bị cho quá trình trùng tu di tích đàn Nam Giao.

Bảo tồn, tu bổ di tích Đàn Nam Giao
Nấm tràm đắt giá, người mua vẫn “hốt sạch”

Những trận mưa ngắn ngày sau đợt nắng nóng kéo dài không chỉ giúp tiết trời dịu mát, mà với nhiều người sống ở gần những cánh rừng tràm ở khu vực đồi núi thì đó là tín hiệu báo rằng nấm tràm đã xuất hiện. Mùa nấm tràm năm nay dù chưa được xem là bội thu nhưng rất được giá nên người “săn” nấm rất vui.

Nấm tràm đắt giá, người mua vẫn “hốt sạch”
An nhiên nơi chùa xưa Đông Thuyền

Một ngày đầu năm Tân Sửu, tôi đến thăm chùa Đông Thuyền, tọa lạc ở một vị trí cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía nam. Đến đàn Nam Giao, rẽ phải lên đường Lê Ngô Cát, bạn sẽ thấy một chiếc bảng hiệu chỉ đường với dòng chữ màu đỏ đã bạc màu, leo một con dốc thoai thoải là đến chùa. Tuy nằm trong phố thị, nhưng nhờ địa thế cao ráo, chùa Đông Thuyền vẫn giữ được vẻ tĩnh mịch và an yên.

An nhiên nơi chùa xưa Đông Thuyền
Return to top