ClockThứ Năm, 30/05/2019 12:45

“Gam màu sáng” của giáo dục mầm non

TTH - Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường công, khuyến khích, tạo điều kiện các loại hình trường tư phát triển đã tạo nên những “gam màu tươi sáng” cho bức tranh giáo dục mầm non (MN) ở Huế.

Mầm non tư thục hoạt động có hiệu quảGiáo dục mầm non trong bối cảnh cách mạng 4.0

Một góc vui chơi ở Trường mầm non Sơn Ca

Từ đầu năm học 2018- 2019, sau khi được TP. Huế đầu tư xây dựng cơ sở trường mới ở số 28 Nguyễn Huệ, chất lượng nuôi dạy trẻ ở Trường MN Vĩnh Ninh nâng lên rõ rệt, đáp ứng tiêu chuẩn của một trường đạt chuẩn quốc gia. Cô Phan Thị Bạch Huệ, Hiệu trưởng Trường MN Vĩnh Ninh cho biết, trường lớp và trang thiết bị được đầu tư đồng bộ, khang trang tạo điều kiện thuận lợi cho trường triển khai chương trình dạy học theo yêu cầu mới của ngành, hướng đến phát huy tính tự giác, tích cực, sáng tạo cho các cháu. Phụ huynh cũng rất phấn khởi và yên tâm khi gửi con đến môi trường thoáng mát, an toàn với đầy đủ đồ dùng, thiết bị dạy học, sân chơi, bãi tập.

Ở Trường MN Hoa Mai, nhờ được đầu tư bể bơi, các cháu đã được tiếp xúc với nước và được học bơi ngay từ lứa tuổi MN. Theo hiệu trưởng Tôn Nữ Lục Hà, bể bơi nhà trường được xây dựng 2 tầng, gồm một bể vầy dành cho các cháu 3-4 tuổi làm quen với nước, một bể sâu hơn để các cháu lứa tuổi 5-6 tuổi bắt đầu học bơi, bể bơi của trường có cả hệ thống sưởi để các cháu bơi vào mùa đông. Với chương trình học bơi có thầy giáo hướng dẫn hàng tuần, hầu hết các cháu sau khi ra trường đều biết bơi.

Bà Hồ Thị Ngọc Như, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế cho biết, hiện có đến 7 trường học MN đang được xây dựng, gồm: Phú Hiệp, Phú Bình, Phú Thuận, Phường Đúc… Các trường này đang được đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm học mới 2019-2020; một số trường đang chuẩn bị triển khai, như: cơ sở 2 Tây Lộc, MN Hoa Mai (thêm 6 phòng), Phước Vĩnh, Phú Cát, Vỹ Dạ, Kim Long, tổng kinh phí dự toán gần 70 tỷ đồng, các khoản kinh phí sửa chữa, nâng cấp các trường cũng hơn 5 tỷ đồng. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường cũng được quan tâm với 100% giáo viên đạt chuẩn, 86% trên chuẩn, đội ngũ quản lý giáo dục được thành phố và ngành thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý trong giai đoạn mới.

Với nhu cầu, quan niệm của xã hội trong điều kiện hệ thống trường công lập chưa đủ đáp ứng được số lượng trẻ ở lứa tuổi MN, những năm gần đây các loại hình trường tư thục và đặc biệt các cơ sở, lớp mẫu giáo độc lập phát triển mạnh. Đáng ghi nhận là, các trường này cũng ngày càng được đầu tư hoàn thiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và triển khai mô hình giáo dục trẻ tiên tiến kết hợp với chương trình học mới của Bộ GD&ĐT.

Các trường MN tư thục như Sơn Ca, Anh Đào, Bích Trúc, Thiên Hựu, Hồng Đức (do các cơ sở tôn giáo mở) đã trở thành những địa chỉ rất tin cậy để phụ huynh an tâm gửi gắm. Sơ Lê Thị Tú Huyền, Hiệu trưởng Trường MN Sơn Ca cho biết, trường chú trọng tạo ra một môi trường cho trẻ làm quen với hội họa, âm nhạc, sống chan hòa với thiên nhiên với việc tạo nhiều góc chơi hài hòa với không gian trong trường. Ở Trường MN Thiên Hựu, quan tâm đến bữa ăn an toàn với đủ hàm lượng dinh dưỡng cho các cháu, trường đã ký hợp đồng với một công ty chuyên cung cấp thực phẩm sạch để chế biến các bữa ăn trong trường. 

Theo bà Hồ Thị Ngọc Như, TP. Huế đang quyết tâm, hướng đến hoàn chỉnh hệ thống giáo dục MN trên địa bàn theo đúng tinh thần Nghị quyết của Thành ủy về xây dựng và phát triển GD &ĐT trong giai đoạn mới, ngoài xây dựng hệ thống trường lớp chuẩn hóa, áp dụng công nghệ giáo dục mới hiện đại, còn phải có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp để đặt nền móng vững chắc cho thế hệ sau.

Huế hiện có 31 trường MN công lập, 14 trường MN tư thục, 150 cơ sở nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, trong đó có 2/3 cơ sở đã được cấp phép. 

Bài, ảnh: Quang Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Dân vũ cần được phát huy trong trường học

Dân vũ là một hoạt động tập thể lành mạnh, mang tính văn hóa sâu sắc. Đây là loại hình nghệ thuật có sự lan tỏa rộng và kết nối nhanh, rất thích hợp với phong trào thanh niên trường học.

Dân vũ cần được phát huy trong trường học

TIN MỚI

Return to top