ClockThứ Bảy, 17/12/2016 09:33

Gần 10% lượng máu hiến tặng phát hiện các bệnh truyền nhiễm

Thống kê của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cho thấy, gần 10% lượng máu hiến tặng phát hiện có các bệnh truyền nhiễm, cao nhất là viêm gan B.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 40% trong số máu được hiến tặng trên toàn cầu chưa được kiểm nghiệm an toàn trước khi đưa vào sử dụng khiến cho người nhận máu có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao.

Nhằm đảm bảo nguồn máu an toàn, kịp thời cho người dân, hội nghị tổng kết năm 2016 về “Vận động – Cung cấp máu – Sử dụng máu an toàn” đã được tổ chức vào sáng ngày 16/12 tại bệnh viện Huyết học Truyền máu Cần Thơ. Hơn 200 đại biểu đến từ Sở Y tế TP Cần Thơ, Chữ Thập đỏ 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu long cùng các bệnh viện, các bác sỹ trong khu vực và các chuyên gia trong ngành đã đến tham dự nhằm đúc kết, thảo luận về tình hình tiếp nhận, cung cấp máu trong năm 2016 cũng như kết quả sàng lọc máu bằng xét nghiệm huyết thanh và kỹ thuật khuếch đại axit nucleic (NAT).

Giải pháp sàng lọc máu của Roche giúp phát hiện bệnh truyền nhiễm nhanh hơn khi xét nghiệm máu

Năm 2015, Việt Nam đã vận động, tiếp nhận hơn 1,3 triệu đơn vị máu từ người hiến tình nguyện, tăng 9,7% so với năm 2014. Đây là một con số rất lạc quan, chứng tỏ việc hiến máu ngày càng nhận được sự quan tâm đúng mức của chính quyền và người dân. Dù vậy, việc an toàn truyền máu, đảm bảo nguồn máu cung cấp an toàn luôn là quan tâm hàng đầu của mọi nền y tế trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì thế, việc xét nghiệm sàng lọc máu và đảm bảo an toàn truyền máu là vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp quản lý vấn đề an toàn truyền máu, giảm thiểu nguy cơ lây truyền những bệnh truyền nhiễm thông qua đường máu như HIV, viêm gan B, C và giang mai.

Theo BS CKII. Nguyễn Xuân Việt, quyền Giám đốc bệnh viện Huyết học Truyền máu Cần Thơ, cho biết hiện nay giải pháp an toàn truyền máu của Roche với việc kết hợp phương pháp xét nghiệm huyết thanh và kỹ thuật khuếch đại axit nucleic (NAT) có thể phát hiện vi rút HIV chỉ trong 11 ngày sau khi phơi nhiễm, trong khi các kỹ thuật sàng lọc khác phải mất từ 18 - 21 ngày mới phát hiện vi rút. Kỹ thuật này cũng có thể phát hiện vi rút viêm gan siêu vi B, C trong 34 ngày và 23 ngày thay vì 59 ngày và 82 ngày so với kỹ thuật hiện tại.

Với giải pháp trên, thời gian qua bệnh viện Huyết học Truyền máu Cần Thơ đã nhanh chóng phát hiện những vi rút lây bệnh có trong máu hiến trên những xét nghiệm. “Điều này vô cùng ý nghĩa vì giúp bệnh nhân có được nguồn máu truyền an toàn, kịp thời đảm bảo sức khỏe” , BS CKII. Nguyễn Xuân Việt chia sẻ thêm.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấp đầy khoảng trống tiêm chủng

Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc (UNICEF), hiện có tới 67 triệu trẻ em trên toàn cầu, trong đó có gần 250.000 trẻ em Việt Nam, bỏ lỡ một hoặc nhiều liều vaccine trong hơn ba năm dịch Covid-19 (từ năm 2019 - 2021); tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cũng sụt giảm tại 112 quốc gia trong 3 năm.

Lấp đầy khoảng trống tiêm chủng

TIN MỚI

Return to top