ClockChủ Nhật, 13/09/2020 08:10

Gây cảm xúc thẩm mỹ từ “cái sự chơi” không dễ

TTH - Chuyện xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc mua hơn 200 chiếc lu (đúc bằng bê tông) đặt hai bên đường QL 49B làm vật trang trí trong chương trình xây dựng nông thôn mới đã gây ra những phản ứng trái chiều. Phần lớn người dân bảo đẹp (theo Chủ tịch UBND xã khi lấy ý kiến tham khảo của người dân thì phần lớn là đồng ý). Người bảo xấu (không đồng ý – số ít).

Nếu chúng ta cứ cãi nhau về chuyện đẹp - xấu theo cảm tính chủ quan mà không thống nhất khái niệm thì sẽ không đi đến đâu – thế nào là đẹp, thế nào là xấu. Anh thấy xấu nhưng tôi thấy đẹp thì sao? Anh không thích nhưng tôi thấy thích thì đã sao? Có lẽ nên tạm thời thống nhất với nhau: đẹp - xấu là một khái niệm triết học.

Người ta coi cái đẹp là sự hài hoà, đối xứng, tao nhã… Cái này đã được “định danh”, tức là được số đông công nhận. Tuy nó phụ thuộc vào gu thẩm mỹ của từng người nhưng nó cũng mang tính khách quan. Có trường phái triết học cho rằng, các đối tượng cân xứng theo “tỷ lệ vàng” có vẻ hấp dẫn hơn. Hiểu theo một nghĩa khác đó chính là sự hài hòa.

Tất nhiên, lấy chuyện triết học để nói chuyện mấy cái lu ở Vinh Hưng quả là khập khiễng. Tuy nhiên, như đã nêu, nếu chúng ta không thống nhất khái niệm ngay từ đầu thì sẽ bàn đến không cùng.

Vậy, chúng ta xem thử hàng trăm chiếc lu đặt dọc đường ở Vinh Hưng, đặt trong sân nhà văn hóa xem thử nó đã hài hòa, đã đối xứng, đã tao nhã  chưa? Có lẽ, chúng ta dễ thống nhất với nhau là chưa.

Quan sát trong thực tế đời sống, thấy thời gian gần đây người sưu tầm lu cổ, lu cũ (chủ yếu là lu sành) để trang trí cho sân vườn khá nhiều. Có lẽ họ chơi loại lu này với ý thức như là một sự hoài cổ không gian Việt hồi xưa – mái tranh, sân gạch, lu (ảng) nước. Không hiểu kỹ thuật nung hồi xưa như thế nào, nhưng phải công nhận nó ra một loại màu men rất khác biệt so với loại lu làm bây giờ. Hiện, trên thị trường rất ít bán loại lu này. Mà thật ra không có nhiều để bán nên nó rất đắt. Ở thị xã Hương Thủy có một nơi bán loại lu sành, không nhiều lắm. Tôi đã có lần hỏi thử một chiếc lu cao cỡ 60cm, đường kính ước cỡ 40- 45cm  nhưng có giá đến 3,5 triệu đồng.

Ở Huế, thi thoảng chúng ta cũng bắt gặp trong sân vườn nhà, quán cà phê, thậm chí là các khu resort người ta cũng sử dụng lu, rất “điệu nghệ”. Lu được đặt một góc vườn, cạnh gốc cây và thảm cỏ. Ở một số khu resort người ta còn sử dụng lu để trang trí tại  phòng tắm với không gian mở, tiếp giáp với cây xanh. Trên lu đặt một chiếc gáo dừa. Nói chung là rất nhiều cách phối cảnh, nhưng đặc điểm chung là lu (chum, ảng) không bao giờ đặt chỏng chơ ở một nơi nào đó mà thường là phải “nương tựa” vào một cái gì đó, ví dụ như dưới gốc cây, góc sân vườn… Cái này có giá trị tôn vinh cho cái kia và ngược lại. Và nói chung, “ép phê” nhất là sử dụng trong một không gian đầy sự hoài cổ. Theo tôi, nếu mất đi tính chất này, chiếc lu trở thành một vật đặt không đúng chỗ!?

Nếu chúng ta tương đối thống nhất với nhau vài điều như vậy – cái đẹp là sự hài hòa, đối xứng, tao nhã… (theo nghĩa triết học), gợi một không gian hoài cổ (cảm xúc thẩm mỹ) thì hàng trăm chiếc lu, mà là lu được đúc bằng xi măng ở Vinh Hưng sẽ khó đạt được ý nghĩa thẩm mỹ.

Cho nên mới thấy, “cái sự chơi” để đạt đến độ hài hòa, tao nhã, gây được cảm xúc thẩm mỹ cũng khó lắm thay!

LÊ NGUYỄN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đại học Huế trồng 1.000 cây xanh hưởng ứng Tết trồng cây

1.000 cây xanh đã được Đại học Huế tổ chức phát động trồng vào sáng 26/2 tại khu đất Trường Du lịch (khu quy hoạch Đại học Huế tại Trường Bia, TP. Huế) nhằm hưởng ứng Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024.

Đại học Huế trồng 1 000 cây xanh hưởng ứng Tết trồng cây
Sinh động với bể cá cảnh thủy sinh

Con trai thích nuôi cá cảnh, nhưng nghĩ bụng làm một hồ cá cũng khá phức tạp, rồi tốn công chăm sóc nên tôi cũng ậm ừ cho qua chứ không chiều theo sở thích của con.

Sinh động với bể cá cảnh thủy sinh
Tu bổ, trồng cây xanh tại Nhà tưởng niệm liệt sĩ ở Tiểu khu 67

Ngày 19/2, Ban Quản lý Rừng phòng hộ sông Bồ phối hợp với các ban ngành tổ chức trồng cây xanh, tu bổ cảnh quan khu vực Nhà tưởng niệm liệt sĩ ở Tiểu khu 67, xã Phong Xuân (Phong Điền). Đến dự có ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các ban, ngành liên quan.

Tu bổ, trồng cây xanh tại Nhà tưởng niệm liệt sĩ ở Tiểu khu 67
Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ phát động tết trồng cây, đồng thời tiếp tục hưởng ứng phong trào “Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 16/2, tại cồn Dã Viên, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024.

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024

TIN MỚI

Return to top