ClockThứ Năm, 05/08/2021 21:07

Giả nhân - không phải là giấy thông hành

TTH.VN - Thông tin về đoàn xe đưa người từ các tỉnh thành phố có dịch về quê bị phát hiện tại Thừa Thiên Huế làm nhiều người sửng sốt. Ngay giữa mùa dịch, khi đồng bào đang lo lắng, một số người lợi dụng điều đó để kinh doanh trái phép thu tiền nhiều gấp bốn, gấp năm lần so với ngày thường. Điều này không chỉ trái với pháp luật mà còn làm suy giảm lòng tin, xói mòn những giá trị tốt đẹp của dân tộc.

Xe ô tô vi phạm vẫn tiếp tục chở người từ các tỉnh phía Nam vềChấn chỉnh tình trạng xe quá tải chạy trên thôn Hạ LangLật mặt gần chục chuyến xe "nghĩa tình" đưa người nghèo về quê tránh dịchPhức tạp xe dịch vụ chở người về từ các tỉnh, thành đang áp dụng Chỉ thị 16

Những chuyến xe trá hình bị cơ quan chức năng phát hiện khi đưa người về Thừa Thiên Huế

Để “bịt mắt”, “qua mặt” lực lượng chức năng, các lái xe, chủ xe cố tình dán những dòng chữ giả nhân giả nghĩa lên trước, hai bên thành xe đầy cảm động như “chuyến xe không đồng”, “công ty A hỗ trợ đưa đồng bào nghèo Thừa Thiên Huế về quê hương”. Khi bị bắt giữ, nhiều lái xe trình bày rằng mình đang làm thiện nguyện, rằng có nhà hảo tâm tài trợ cho bà con... Vậy nhưng, những lời không thật lập tức bị bẻ gãy.

Chị D., một hành khách trên hành trình về quê tránh dịch nói: Mình vay mượn tiền bạc để về. Nhà xe biết vậy nên không cho mặc cả. Lên xe họ thu một phần để đổ xăng. Đi một đoạn họ thu thêm lần nữa. Về gần tới Huế thì người ta thu hết. Nhóm đi 18 người, nhà xe lấy 32 triệu đồng. Một hành khách khác cũng đã thắc mắc nhà xe, sao thu tiền mà lại viết xe 0 đồng, thì nhận được cái cười ẩn í. Anh Hoàng Thế N. cũng là một người trở về theo đoàn xe giải thích rành mạch hơn: Trước khi lên đường, nhà xe yêu cầu phải có giấy tờ tùy thân và giấy xét nghiệm kết quả âm tính. Dọc đường, các trạm khai báo y tế đều gọi vào để kiểm tra, nhưng khi nghe xe 0 đồng, xe tài trợ nguời nghèo thì họ xem giấy xong là cho qua, không xét hỏi gì nữa.

Như vậy, hành vi chủ xe, lái xe của những chiếc xe khách trá hình này đã mượn chuyện nhân nghĩa để che mắt lực lượng trên đường, đưa người ra khỏi vùng dịch trái phép là điều đã nhìn thấy rõ. Tuy nhiên, điều cần bàn hơn là chính sự dễ dãi của các lực lượng làm nhiệm vụ dọc tuyến QL1A từ Tp. Hồ Chí Minh về đến Thừa Thiên Huế. Nói vậy là bởi, ngay chỉ thị 16 của Chính phủ và sau đó là Công điện của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương có dịch từ ngày 1/8 phải thực hiện nghiêm, không để người dân tự ý về quê. Với số người đã về trước ngày 31/7, địa phương nơi đến phải tổ chức tiếp nhận, khai báo y tế, đưa đi cách li trên xe chuyên dụng để tránh lây nhiễm cộng đồng. Vậy nhưng, những chiếc xe giả nhân nghĩa, và cả những chiếc xe hợp đồng đưa người về từ các vùng có dịch vẫn dễ dàng ra khỏi thành phố, đi hơn 1.000 km dọc QL1A nhưng không bị địa phương nào xử lí. Nếu nói, các lực lượng trên đường đã ngộ nhận, bị lừa bởi những tấm băng rôn giả nghĩa thì đã đến lúc phải xem lại trách nhiệm.

Theo luật sư Công Hạnh, văn phòng luật sư Công Khánh: “Các bảng hiệu mang tính chất hỗ trợ nhân đạo không thể thay thế được các văn bản cần có cho một chuyến xe. Ở đây chúng ta thấy rằng, để lưu thông được trong thời điểm này chỉ có những chiếc xe công vụ, và những chuyến xe được cấp phép. Các di chuyển khác phải tuân thủ chỉ đạo của Thủ tướng tại công điện 1063 của TTg ngày 31/7/2021. Việc người dân và phương tiện ra khỏi địa phương có dịch, trách nhiệm đầu tiên thuộc về địa phương đó. Tiếp  theo là các trạm, chốt liên ngành thực hiện giám sát y tế dọc lộ trình đoàn xe đã đi qua.

Việc nhiều nhà xe treo biển, bảng mang tính chất hỗ trợ nhân đạo, trong khi lại thu tiền người dân với giá cắt cổ, cao gấp 4- 5 lần ngày thường, không chỉ làm xói mòn lòng tin của người dân, mà còn gây nên những hiệu ứng không ngờ tới. Còn nhớ, trong ngày 1/8, một người sử dụng mạng xã hội viết lên group Hội đồng hương Huế ở Sài Gòn dòng chữ: “Vừa thấy hai xe có băng rôn tỉnh A đưa người dân về quê tránh dịch” lập tức, trên diễn đàn xuất hiện hàng trăm comment so sánh địa phương A với các địa phương khác. Hàng loạt lời chì chiết buông ra. Hình ảnh, niềm tin vào quê hương từ đó cũng trở nên méo mó. Trong khi đó, chẳng ai đặt hoài nghi đến bản chất của dòng chữ nằm trên xe.

Bài, ảnh: Quang Nhật

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Gần 1.000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

Ngày 28/3, tại hội trường của Trường đại học Luật, Đại học Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức phiên tòa lưu động xét xử phúc thẩm hai vụ án hình sự về tội danh “Trộm cắp tài sản” và “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” dưới sự tham dự của gần 1.000 sinh viên của trường.

Gần 1 000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động
Return to top