ClockThứ Ba, 26/12/2023 07:09

Đổi mới phương pháp dạy môn lịch sử bắt đầu từ đâu?

TTH - Vai trò của người thầy rất quan trọng trong quyết định chất lượng giáo dục nói chung và với môn lịch sử nói riêng. TS. Nguyễn Đức Cương (Khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế) đã nhận định như thế khi bàn về chuyện đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử trong giai đoạn hiện nay.

Dạy và học môn lịch sử chưa được như kỳ vọngBộ GD-ĐT hướng dẫn các địa phương gỡ khó trong dạy học các môn tích hợp

 Nâng cao việc dạy và học môn lịch sử là vấn đề luôn được ngành giáo dục quan tâm. Ảnh: A.T

Thay đổi từ người thầy

Lịch sử không chỉ là giúp người học hiểu về quá khứ, tự hào hơn về dân tộc, đất nước mà môn học này góp phần hình thành lòng yêu nước, bản lĩnh văn hóa cũng như bảo tồn giá trị văn hóa mà tiền nhân để lại. Thế nhưng những năm gần đây, việc học sinh không mấy mặn mà môn học lịch sử dẫn đến kiến thức lịch sử của học sinh còn thấp cũng như chất lượng giảng dạy không như kỳ vọng.

Theo ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, dù đạt nhiều giải cao tại kỳ thi học sinh giỏi THPT quốc gia môn lịch sử hàng năm, nhưng chất lượng dạy học môn lịch sử của tỉnh nhà vẫn còn một số hạn chế, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn lịch sử của tỉnh thấp hơn phổ điểm trung bình của toàn quốc.

Bàn về thực trạng này, TS. Nguyễn Đức Cương cho rằng, cái gốc của sự đổi mới đó chính là đổi mới đào tạo, bồi dưỡng người thầy. Bản thân lịch sử rất hấp dẫn, nhưng dạy học lịch sử không hấp dẫn, không thu hút được sự chú ý, say mê của học sinh xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân dạy của người thầy.

Do vậy, cần phải đầu tư đổi mới người thầy, trong đó chú trọng việc đổi mới mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo giáo viên cũng như hình thức, phương pháp dạy học. Cùng với đó, tăng cường bồi dưỡng giáo viên – người thầy phẩm chất đạo đức và lòng nhân ái sư phạm để giáo viên nhận thức được trách nhiệm của mình với thế hệ trẻ, với quốc gia, dân tộc.

Nâng cao chất lượng biên soạn sách giáo khoa

ThS. Nguyễn Vũ (Tổ trưởng chuyên môn Tổ Lịch sử, Trường THPT chuyên Quốc Học) nêu quan điểm, lịch sử là quá khứ nên không thể sờ tận tay, theo tận mắt, không dựng lại được trong phòng thí nghiệm. Thay vào đó, thông qua sự vật, hiện tượng lịch sử để nhận thức về lịch sử. Nhiều giáo viên yêu cầu học sinh trả lời theo sách giáo khoa, xem đó là chân lý mà quên rằng sách giáo khoa chỉ là kênh tham khảo trong dạy và học theo quan điểm của Bộ Giáo dục & Đào tạo hiện nay. Điều này là một trong những yếu tố làm học sinh chán học khi không được nói, thể hiện cách nhìn riêng của mình về sự kiện lịch sử đó.

TS. Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế cho rằng, chất lượng dạy môn lịch sử ở các trường phổ thông những năm gần đây đã được chú trọng. Đội ngũ giáo viên thể hiện sự yêu mến nghề nghiệp, luôn tìm cách nâng cao chất lượng bài giảng, học sinh cũng nâng cao năng lực nhận thức, nắm bắt nhanh. Thế nhưng vẫn còn một số bộc lộ trong chương trình biên tập nội dung hiện nay thường mang tính tổng quát dẫn đến học sinh chưa hiểu được tầm quan trọng, chưa hào hứng để đầu tư vào môn học này.

“Tình hình học tập môn lịch sử đối với học sinh chưa tạo ra những chuyển biến lớn. Học sinh có điểm môn lịch sử còn thấp so với các bộ môn khác, điểm chuẩn về môn lịch sử vào các trường đại học chưa cao, tỷ lệ học sinh thi vào các khoa lịch sử của các trường còn ít”, ông Dũng nói.

Nguyên nhân được ông Dũng chỉ ra đó là tâm lý coi thường môn lịch sử nên học sinh chủ yếu học để đối phó, biên tập nội dung chương trình dày đặc sự kiện, nội dung, con số, nhân vật, năm tháng khiến các em khó nhớ dẫn đến chán nản.

Để khắc phục được thực trạng đó, ông Dũng đề nghị cần nâng cao chất lượng biên soạn sách giáo khoa môn lịch sử phải đảm bảo các tiêu chí như nội dung ấn tượng, minh họa sinh động, tóm tắt dễ nhớ, dễ thuộc… Ngoài ra, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên dạy môn lịch sử. “Nhà nước phải có sự quan tâm nhiều hơn về đội ngũ giáo viên môn lịch sử. Cần có chính sách đãi ngộ để họ gắn bó, nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo, truyền thụ kiến thức ngang tầm với yêu cầu mới”, ông Dũng nêu ý kiến.

NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật Femto Lasik

Femto Lasik là phương pháp phẫu thuật xoá cận phổ biến hiện nay với nhiều ưu điểm và được ứng dụng rộng rãi trong phẫu thuật điều trị cận thị. Đây là phương pháp giúp nhiều người loại bỏ tật cận thị và lấy lại đôi mắt sáng khỏe một cách nhanh chóng và không gây đau đớn.

Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật Femto Lasik
Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Sáng 8/5, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế (PII) 2024. Tham gia hội thảo có các ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng lãnh đạo Cục Phát triển Công nghệ và ĐMST (Bộ KH&CN), các sở, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Return to top