ClockThứ Sáu, 26/07/2019 14:09

Hội thảo về văn hóa ứng xử trong học đường

TTH.VN - Sáng 26/7, tại Đại học Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo “Văn hóa ứng xử trong trường học”.

Ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trong trường học“Nét đẹp văn hóa học đường”

Văn hóa học đường được biểu hiện ở các khía cạnh như giao tiếp, ứng xử văn hóa thông qua công tác giảng dạy, học tập, hoạt động tập thể, vui chơi… Xây dựng môi trường văn hóa trong trường học đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân cho học sinh, sinh viên.

Hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề: vai trò của văn hóa học đường đối với việc hình thành nhân cách học sinh, sinh viên; thực trạng và giải pháp trong xây dựng văn hóa học đường hiện nay; đổi mới nội dung, phương thức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học; phát huy vai trò của người đứng đầu trong hướng dẫn, thực hiện văn hóa ứng xử; công tác phối hợp của các tổ chức đoàn thể thông qua các phong trào thi đua, cuộc vận động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Hội Đồng đội các cấp, sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa học đường và văn hóa ứng xử.

Theo ông Doãn Hồng Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT, thông qua hội thảo nhằm đánh giá thực trạng, kết quả triển khai công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học từ thực tiễn từng địa phương, đơn vị; những mô hình, cách làm hiệu quả cũng như những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị trong thời gian tới.

Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT nhân rộng các mô hình văn hóa ứng xử trong trường học để góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng việc xây dựng văn hóa học đường nói chung và văn hóa ứng xử trong nhà trường nói riêng, tạo ra sự thay đổi nghiêm túc, đồng bộ về văn hóa học đường trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Tin, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa
Siết chặt quản lý ca Huế

Cùng với việc đảm bảo đủ số lượng diễn viên, nhạc công, thời gian biểu diễn, thuyền rồng phục vụ biểu diễn ca Huế trên sông Hương phải lắp đặt camera kết nối với cơ quan quản lý. Việc này không chỉ chấn chỉnh mà còn lấy lại giá trị cho ca Huế cũng như thương hiệu văn hóa, du lịch của vùng đất Cố đô.

Siết chặt quản lý ca Huế
“Có sự chuẩn bị, khi cờ đến tay bạn mới có năng lực để phất”

Đó là những chia sẻ của ông Võ Quang Huệ, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup, phụ trách đề án VinFast. Ông đang là cố vấn cấp cao của Tập đoàn Vingroup. Theo ông, thế hệ trẻ đang sống trong giai đoạn nhiều cơ hội với trí tuệ nhân tạo (AI), là “thế giới phẳng”nhưng cũng là thách thức lớn. Điều đó đòi hỏi mỗi người trẻ phải có sự thay đổi, có sự chuẩn bị, trang bị các kỹ năng để khi “cờ” đến tay mới có thể “phất” được.

“Có sự chuẩn bị, khi cờ đến tay bạn mới có năng lực để phất”
Thanh sắc Cố đô

Yêu những âm sắc thanh thoát nhẹ nhàng mà sâu lắng của giọng nói xứ Kinh kỳ, một nhóm sinh viên Khoa Quốc tế - Đại học Huế đã thực hiện dự án sách nói hoàn toàn bằng giọng Huế. “Thanh sắc Cố đô” chính là món quà mà những bạn trẻ này muốn dành tặng các em khiếm thị tại địa phương cũng như khắp mọi miền đất nước.

Thanh sắc Cố đô
Return to top