ClockThứ Năm, 30/08/2018 06:30

Chia sẻ với trẻ em nghèo

TTH - Tự tay gói quà cho thiếu nhi cùng khu phố, dạy miễn phí cho trẻ em nghèo, mang số tiền đến đúng tay những em nhỏ có số phận không may… cô giáo Trần Thị Mỹ Đức gắn bó với việc làm đầy tình thương này đã hơn 15 năm.

Cô giáo có tấm lòng sẻ chiaDạy trò biết chia sẻ yêu thương

Những bệnh nhi nghèo luôn nhận được tình thương của cô giáo Mỹ Đức (ngoài cùng bên phải)

Nhận những lời cảm ơn từ mẹ của cháu Lộc Tài, bệnh nhi đã điều trị dài hạn tại Khoa Nhi, Bệnh viện TƯ Huế, cô giáo Mỹ Đức cười âu yếm và không ngừng động viên tinh thần cháu cùng người nhà. Như nhiều lần khác, cô Mỹ Đức lại tìm đến với các em mắc bệnh hiểm nghèo đang điều trị dài hạn ở Khoa Nhi để chia sẻ những món quà đầy ắp tình thương.

Ngày còn là học sinh, dù gia cảnh còn khó khăn nhưng Mỹ Đức đã tự mình gói những món quà để tặng cho các em thiếu nhi ở phường Phú Hiệp và Phú Cát (TP. Huế). Cô thấu hiểu được giá trị của món quà đối với trẻ nhỏ trong ngày Quốc tế thiếu nhi hay trung thu. Năm 2003, khi trở thành sinh viên năm thứ nhất, cô cùng ba người bạn tổ chức lớp dạy kèm miễn phí cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Trường THCS Phú Đa, huyện Phú Vang. Đều đặn tuần 3 buổi trong suốt 4 năm đại học, cô giáo trẻ với chiếc xe đạp cùng những người bạn đã gieo chữ cho học sinh vùng cát có truyền thống hiếu học này.

Đến lúc có công việc ổn định, cô tiếp tục làm thiện nguyện với định kỳ dịp 1/6 và trung thu. Trẻ em vạn đò ở các phường trên địa bàn TP. Huế, trẻ lang thang ở chợ Đông Ba, trẻ ở cô nhi viện chùa Đức Sơn, các em mẫu giáo, tiểu học ở xã Hồng Trung (huyện A Lưới)… đều nhận được tình thương của cô Mỹ Đức qua những món quà.

Là giảng viên của Khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Phú Xuân, cô mở lớp dạy tiếng Trung cho những ai có nhu cầu. Học viên có hoàn cảnh khó khăn được cô miễn học phí. Việc làm của cô đã khơi gợi ngọn lửa yêu thương trong lòng các học viên, để rồi khi có công việc ổn định họ lại chung tay cùng cô trong những chuyến đi san sẻ tình thương. “Em là sinh viên của trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế nhưng được học tiếng Trung cùng cô Mỹ Đức. Lúc ấy, cô đã miễn học phí cho em. Gặp cô em hiểu nhiều hơn về sự sẻ chia và bây giờ những hoạt động từ thiện mà cô Mỹ Đức tổ chức em đều tham gia”, Nguyễn Thị Mỹ Loan, giáo viên văn Trường THPT Trần Văn Kỷ (huyện Phong Điền) cho biết.

Cô giáo Trần Thị Mỹ Đức đã tập hợp được một đội ngũ những người cùng làm thiện nguyện nhiệt huyết và có tâm. Đều đặn một năm 2 lần, những món quà từ cô Mỹ Đức và các bạn cựu học viên lại đến với trẻ em nghèo trong hai dịp ngày Quốc tế thiếu nhi và trung thu. “Mình có một nguyên tắc là những bạn học viên đang theo học ở trung tâm chỉ được phép ủng hộ công sức, các khoản đóng góp ủng hộ từ thiện sẽ nhận từ các thành viên đã có việc làm ổn định trên tinh thần tự nguyện, từ cá nhân mình và các mạnh thường quân khác”, cô Mỹ Đức cho biết. Khoản kinh phí cho mỗi chuyến làm từ thiện định kỳ không nhiều, từ 20 đến 25 triệu đồng và nó đã đến đúng tay người nhận.

Thầy Trần Thu, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hồng Trung, xã Hồng Trung (huyện A Lưới) tâm sự: “Học sinh ở trường rất quý cô Mỹ Đức và các bạn học viên vì bên cạnh những món quà là sách vở và dụng cụ học tập, đoàn làm từ thiện của cô mang đến nụ cười, kỹ năng sống cho các cháu, những điều mà trẻ em vùng cao rất thiếu”.

Lúc chúng tôi viết bài này, cô Mỹ Đức và các thành viên thiện nguyện Trung tâm Ngoại ngữ Mỹ Đức đang chuẩn bị cho một chuyến đi thường niên như 15 năm qua, tặng quà cho trẻ em nghèo dịp trung thu năm nay.

Bài, ảnh: Thành Nhân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

Làm cô giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy trải qua biết bao câu chuyện buồn vui. Thật sự yêu nghề, mến trẻ bằng tất cả cái tâm sáng trong của một người mẹ thì các cô mới có thể làm tròn sứ mệnh của mình.

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non
Khi các cô giáo nghỉ hưu

Hoàn thành sứ mệnh "trồng người", các nhà giáo trở về cuộc sống đời thường. Đẹp biết bao, dù ở đâu và làm gì, họ vẫn được mọi người tôn vinh, kính trọng bởi tác phong mô phạm với lối sống giản dị, sáng trong cùng những việc làm, hoạt động có ý nghĩa cao đẹp…

Khi các cô giáo nghỉ hưu
Cô và trò Hồng Thái

Hồng Thái là xã nằm ở vùng giáp biên giới Việt - Lào và cũng là xã đặc biệt khó khăn của huyện A Lưới. Nơi đây, bà con dân tộc Tà Ôi chiếm hơn 91%; sinh kế chủ yếu của người dân là sản xuất nông - lâm nghiệp.

Cô và trò Hồng Thái
Thấu cảm để “chạm” trái tim con

“Buổi chia sẻ giao tiếp thấu cảm đã “chạm” đến trái tim mình với vai trò là một người mẹ, một người con” là cảm nhận của những người làm cha làm mẹ khi tham gia workshop “Giao tiếp thấu cảm - Công cụ kết nối với con cái” do Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức, với nhiều thông điệp ý nghĩa và truyền cảm hứng của diễn giả Minh Bon, Giám đốc Hệ thống giáo dục Sao Mai.

Thấu cảm để “chạm” trái tim con
75 năm ấy biết bao nhiêu tình

Sau 75 năm, tinh thần sẻ chia giữa hai đất nước Việt Nam - Lào “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa, giúp bạn là tự giúp mình” vẫn được Ban Liên lạc Quân tình nguyện Việt Nam - Lào tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục trao truyền, nhằm phát huy truyền thống vẻ vang và những thành quả mà các thế hệ cha anh đã đạt được.

75 năm ấy biết bao nhiêu tình

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top