ClockThứ Năm, 27/07/2017 14:15

Dự thảo chương trình giáo dục tổng thể cấp Tiểu học: Học sinh sẽ có ít tiết học hơn

Số tiết học và tên gọi các môn học cấp Tiểu học trong Dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mới nhất (bản dự thảo ngày 21/7) có sự thay đổi rõ rệt so với dự thảo cũ từng được Bộ GDĐT công bố hồi đầu tháng 4/2017.

Sự thay đổi dễ dàng nhận thấy nhất trong dự thảo mới đây chính là thời lượng các tiết học giảm xuống rõ rệt trong từng lớp. Cụ thể, lớp 1, 2 giảm từ 1.147 tiết xuống còn 1.015 tiết; lớp 3 giảm từ 1.147 tiết xuống 1.085 tiết; lớp 4, 5 giảm từ 1.184 xuống còn 1.120 tiết.

Về nội dung, các môn học chỉ còn phân chia thành 2 loại: Môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn chứ không phân thành nhiều loại như trước đây (môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn, nội dung giáo dục của địa phương).

Ở cấp Tiểu học, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc nội dung và thời lượng các môn Tiếng Việt, Ngoại ngữ (ở lớp 3, 4, 5) không có sự thay đổi. Riêng số tiết môn Toán lớp 5 giảm từ 210 tiết xuống 175 tiết.

Dự thảo bản ngày 21/7

Dự thảo được công bố tháng 4/2017​

Môn Giáo dục Lối sống trong dự thảo cũ được đổi tên thành môn Đạo đức, đồng thời giảm thời lượng từ 70 tiết ở các lớp 1, 2, 3 xuống còn 35 tiết.

Môn Cuộc sống quanh ta (ở các lớp 1, 2, 3) được gộp chung thành một môn Tự nhiên và Xã hội.

Ở các lớp 4, 5, môn Tìm hiểu Tự nhiên được đổi thành môn Khoa học.

Còn môn Tìm hiểu Xã hội được đổi thành môn Lịch sử và Địa lý. Thời lượng học tập không thay đổi.

Môn Thế giới Công nghệ dự kiến dạy ở lớp 1 đến lớp 3 trong dự thảo cũ thì trong dự thảo lần này đã bị bỏ.

Hai môn Tìm hiểu Công nghệ và Tìm hiểu Tin học ở lớp 4 và lớp 5 được thay thế bằng môn học Tin học và Công nghệ với thời lượng bằng thời lượng của 2 môn (70 tiết/năm).

Các môn Giáo dục thể chất, Nghệ thuật vẫn giữ nguyên như dự thảo cũ.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trước được đổi tên thành Hoạt động trải nghiệm nhưng thời lượng không thay đổi và được tách riêng thành hoạt động giáo dục bắt buộc chứ không nằm trong các môn học bắt buộc như trước đây.

Bên cạnh đó, dự thảo mới quy định rõ, nội dung môn học Giáo dục Thể chất được thiết kế thành các học phần (mô-đun); nội dung Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Ngoài ra, hoạt động Tự học có hướng dẫn chiếm thời lượng khá lớn trong dự thảo trước đây bị loại bỏ trong dự thảo mới nhất. Nội dung giáo dục địa phương được đưa vào Hoạt động trải nghiệm.

Bên cạnh đó, môn Ngoại ngữ 1 được đưa vào một trong hai môn học tự chọn cho học sinh ngay từ lớp 1 (cùng với tiếng dân tộc thiểu số).

Dự thảo mới cũng nêu rõ, ở cấp Tiểu học, thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học. Mỗi tiết học từ 35 phút đến 40 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.

Đối với các cơ sở giáo dục chỉ có điều kiện tổ chức dạy học 6 buổi/tuần sẽ không bố trí dạy học các môn học tự chọn.

Cơ sở giáo dục chỉ có điều kiện tổ chức dạy học 5 buổi/tuần thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Theo Lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tín dụng phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia:
Vốn cần, nhưng chưa đủ - Bài 2: Sức mạnh từ những "cánh tay nối dài"

Không thể phủ nhận, nguồn vốn có vai trò chiến lược trong nâng cao thu nhập, định hình các mô hình phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng các hạ tầng thiết yếu, song muốn nguồn vốn này phát huy được hiệu quả cũng như có tác động dài hơi, cần sự tham gia hỗ trợ từ nhiều phía.

Vốn cần, nhưng chưa đủ - Bài 2 Sức mạnh từ những cánh tay nối dài
“Mùa hè cho em” đến với học sinh vùng cao Nam Đông

Sáng 15/5, Quỹ Sen xanh, Chi đoàn Báo Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty CP May xuất khẩu Huế (Hudatex Hue) và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Chương trình “Mùa hè cho em” tại Trường tiểu học Thượng Lộ (huyện Nam Đông).

“Mùa hè cho em” đến với học sinh vùng cao Nam Đông
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Return to top