ClockThứ Tư, 06/09/2017 06:01

Thành công từ công tác xã hội hóa

TTH - Huy động được sức mạnh của cộng đồng để xây dựng cơ sở vật chất là cách làm hay đang được Trường mầm non (MN) Hương Bình (xã Hương Bình, thị xã Hương Trà) thực hiện thời gian qua.

Cùng cô giáo học về trồng và chăm sóc rau quả

Đến thăm Trường MN Hương Bình, điều ấn tượng hơn cả là khuôn viên trường xanh mát, rộng rãi với nhiều đồ dùng, đồ chơi vận động, với những phòng học 2 tầng khang trang, hiếm thấy ở một xã miền núi. Trong điều kiện kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, ngân sách chi cho giáo dục còn khiêm tốn thì việc huy động nguồn lực từ nhân dân là giải pháp đem đến hiệu quả tích cực.

Chị Trần Thị Thanh, có con đang theo học MN Hương Bình kể, ban đầu cứ nghĩ đến trường làm sao bằng ở nhà nên lần lữa mãi. Đến 3 tuổi mới cho cháu ra lớp. Không ngờ, trường lớp không chỉ khang trang mà còn xanh-sạch-đẹp, điều kiện dạy và học rất tốt. 

Trong khuôn viên trường rợp bóng cây xanh, ngoài khu hiệu bộ, dãy nhà hai tầng với 6 phòng học được đầu tư xây dựng từ nguồn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM (cùng với cơ sở lẻ được ngân sách của UBMTTQ Việt Nam tỉnh và thị xã đầu tư 2 phòng học) với tổng kinh phí trên 6,2 tỷ đồng. Thị xã và địa phương cũng hỗ trợ kinh phí trên 1,2 tỷ đồng xây dựng bếp ăn, công trình vệ sinh, san lấp mặt bằng sân chơi, xây dựng tường rào. Giờ đây, hàng ngày, hơn 320 học sinh MN Hương Bình đã có điều kiện vui chơi trên sân trường rộng rãi với nhiều đồ chơi cho trẻ theo từng độ tuổi, được học tập trong những căn phòng sạch, đẹp.

Đại diện lãnh đạo nhà trường cho hay, để chuẩn bị cho lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, từ năm 2012, trường đã lên kế hoạch, tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện công tác xây dựng cơ sở vật chất, ổn định trường lớp, cải tạo môi trường học tập và vận động cho các cháu. Sau khi được trại giam Bình Điền đồng ý cho mở rộng trên đất của đơn vị (diện tích 2.400m2) cộng với việc trường tiểu học bàn giao cơ sở lẻ; Trường MN Hương Bình từ diện tích hơn 1.000m2 ban đầu đã mở rộng lên hơn 4.800m2 (cơ sở 1) và 1.000m2 ở cơ sở 2.

Khi được bàn giao mặt bằng, nhà trường đã vận động, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trên địa bàn chung tay thực hiện: Đoàn Thanh niên phụ trách việc trồng cỏ ba lá cho sân chơi; Hội Nông dân tặng 45 cây đu đủ và cùng Hội Cựu Chiến binh giúp cải tạo vườn rau, vườn cây ăn quả; Hội Phụ nữ góp sức trồng cỏ; UBND xã hỗ trợ 50 cây giống, gồm: mít, thanh trà, quýt với kinh phí 3 triệu đồng; bộ đội địa phương trồng 40 gốc chuối...

Đến nay, vườn không chỉ cung cấp rau, củ cho bữa ăn hàng ngày mà còn là lớp học sinh động, bổ ích cho các cháu mầm non. Ngoài ra, Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng hỗ trợ làm nhà chòi, đồ chơi vận động ngoài trời: thang leo bằng dây thừng, xích đu, cầu môn cho sân bóng, dàn che nắng. Trước đó, nhà trường cũng vận động doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn (thủy điện Hương Điền) hỗ trợ 50 triệu đồng để mua sắm trang thiết bị. Tổng kinh phí huy động từ hoạt động xã hội hóa giáo dục là gần 400 triệu đồng cùng trên 300 ngày công. “Công tác xã hội hóa giáo dục đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của nhà trường về cảnh quan trường lớp, điều kiện dạy và học của cô và trò”, cô Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng nhà trường, hồ hởi.

Chia sẻ về “bí quyết” thành công từ xã hội hóa giáo dục, theo cô Nguyễn Thị Hằng, trước hết phải tạo được niềm tin về chất lượng giáo dục. Trong các hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh, trường đều có giáo viên tham gia và đều có kết quả. Nhiều năm liền, công tác vận động đưa trẻ tới lớp của trường MN Hương Bình luôn đứng ở “top” đầu thị xã.

Năm 2016, trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Hiện, trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên khá mạnh (37 người), có chuyên môn vững, đã giúp nhà trường tạo uy tín không chỉ về chất lượng dạy học mà còn tạo được lòng tin đối với phụ huynh. Ngoài ra, thông qua các cuộc họp phụ huynh, nhà trường đều đưa vấn đề mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất ra cùng trao đổi, bàn luận; mọi khoản thu chi của trường lớp đều được công khai, minh bạch... để phụ huynh thấy được những đóng góp của mình đều được sử dụng hợp lý và mang lại điều kiện học tập tốt hơn cho con em mình”.

Năm học 2017-2018 này, Trường MN Hương Bình tiếp tục thực hiện công tác xã hội hóa và có định hướng xây dựng lại nhà để xe của giáo viên, quy hoạch lại vườn rau (làm đường đi lối lại) thông qua việc tham gia hội diễn văn nghệ của xã để huy động kinh phí (từ việc bán vé)...

Duy Quân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn

Công tác phòng, chống ma túy (PCMT) và nhân rộng mô hình chuyển hóa tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Huế đạt nhiều kết quả tích cực.

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn
Điểm sáng trong công tác tuyên truyền

Thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, hết lòng hỗ trợ ngư dân, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An là điểm sáng, đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền về không khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); tuyên truyền ngư dân đồng lòng trong phòng, chống hoạt động giã cào trái phép.

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền
Đẩy mạnh công tác hỗ trợ sinh kế cho người yếu thế

Với các chương trình trợ giúp sinh kế được đẩy mạnh, thực hiện một cách có hiệu quả, Hội Người Khuyết tật – Bảo trợ Người Khuyết tật & Trẻ Mồ côi (NKT – Bảo trợ NKT&TMC) tỉnh đã góp phần giúp nhiều người yếu thế có thêm động lực để vươn lên, ổn định đời sống.

Đẩy mạnh công tác hỗ trợ sinh kế cho người yếu thế
Kết nối đồng hương Quảng Điền hướng về quê hương

Sáng 31/3, Hội Khuyến học đồng hương Quảng Điền tại Huế tổ chức tổng kết 30 năm hoạt động để đánh giá công tác khuyến học trong thời gian qua và xây dựng phương hướng hoạt động cho những năm tiếp theo.

Kết nối đồng hương Quảng Điền hướng về quê hương
Return to top