ClockThứ Bảy, 21/11/2020 15:24

“Trường học” của thầy Trứ

TTH - “Bằng tất cả tâm huyết và trách nhiệm, từ khi thầy Trương Công Trứ đảm nhiệm nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Diên 2, ngôi trường này đã “lột xác” về cảnh quan môi trường, chất lượng dạy và học có nhiều chuyển biến nhảy vọt”. Ông Lê Văn Song, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang giới thiệu.

Thân thương hình bóng người thầyNgười thầy đam mê sáng chế thiết bị thí nghiệm

Thầy Trương Công Trứ trao giấy khen cho đoàn viên công đoàn xuất sắc

Trước đây, Trường tiểu học Phú Diên 2 có hai cơ sở với tổng số 237 học sinh. Ngay tại cơ sở chính, mái các phòng học thủng dột. Tường rào tạm bợ đoạn có đoạn không, rất nhiều hạng mục còn thiếu… Làm thế nào để xây dựng ngôi trường mạnh, vững về mọi mặt, là trăn trở của thầy Hiệu trưởng Trương Công Trứ.

Việc đầu tiên, thầy Trứ nắm tình hình đời sống, mưu sinh của người dân Phú Diên, tìm hiểu kỹ hoàn cảnh của các gia đình học sinh. “Trong 237 học sinh, có 21 em cha mẹ thuộc diện hộ nghèo. 29 em có cha mẹ xa xứ làm ăn, các em sống với ông bà nội, ngoại. Gia đình nhiều học sinh khác còn khó khăn. Tuy nhiên, truyền thống của người dân Phú Diên rất cần cù, thông minh, hiếu học, có tinh thần vươn lên. Có thể dùng điểm mạnh này làm “đòn bẩy”, kết nối sự đồng thuận, tạo chuyển biến, nâng cao chất lượng dạy và học”- thầy Trứ chia sẻ.

Vậy là, cùng với vốn đầu tư của tỉnh xây mới 8 phòng học để sáp nhập 2 cơ sở, thầy Trứ “xắn tay” vận động mạnh thường quân (trong đó, có nhiều cựu học sinh của trường nay đã thành đạt, khá giả), phụ huynh học sinh cùng chung tay. Từ kết quả vận động, các công trình nhỏ được sửa chữa. Nhà để xe được làm mới thêm. Cây xanh được trồng nhiều thêm. Đối với các lớp học có mái bị dột, chính quyền địa phương “tiếp sức”, thay mới toàn bộ.

Sau khi sáp nhập 2 cơ sở, thầy Hiệu trưởng Trần Công Trứ lại trăn trở, nếu xây dựng được cơ sở bán trú thì phụ huynh vừa tiện đưa đón con, lại thuận công việc làm ăn. Đồng thời, học sinh được đảm bảo sức khỏe, được trang bị thêm nhiều kỹ năng, kiến thức. Đề xuất của thầy Trứ được tập thể giáo viên nhà trường, phụ huynh và chính quyền địa phương ủng hộ. Vậy là triển khai công tác bán trú trong nhà trường cho 2 khối lớp 1 và lớp 2.

Mỗi phụ huynh học sinh đóng góp 200 nghìn đồng. Số tiền không lớn nhưng thể hiện sự đồng tình hưởng ứng. Kinh phí còn lại để xây 1 phòng ăn, 1 phòng ngủ và trang bị các vật dụng như tủ lạnh, quạt máy đều do các mạnh thường quân hỗ trợ. Làm tốt công tác bán trú, nhà trường đảm bảo giờ ăn, giờ ngủ, đảm bảo sức khỏe cho học sinh.

Những chuyển biến tích cực đã tạo hiệu ứng, lan tỏa. 9 hạng mục bóng rổ, đu quay, đạp xe, xích đu, thang dây, sân cỏ nhân tạo… chuẩn bị được lắp đặt từ sự chung sức của phụ huynh, Xã đoàn Phú Diên và Ủy ban Chăm sóc bà mẹ trẻ em tỉnh. “Sắp tới, cựu học sinh của trường hỗ trợ cho nhà trường 1 thư viện xanh có mái vòm. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ hỗ trợ 500 đầu sách”. Thầy Trứ cho biết.

Xây dựng cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng, nhưng để thực sự nâng cao chất lượng dạy và học, đội ngũ giáo viên phải luôn trau dồi, nâng cao về chuyên môn. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, thầy Trứ  động viên các giáo viên chưa đạt chuẩn đi học để hoàn thiện, đồng thời tổ chức thi giáo viên giỏi, đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ “lực”.

Nhờ vậy, Trường tiểu học Phú Diên 2 lần đầu tiên có 12 em đi giao lưu thì 1 em đạt giải nhì, 5 em đạt giải khuyến khích “học sinh viết chữ đẹp” cấp huyện, 6 em còn lại được công nhận; 9 em đạt giải viết về môi trường, cảm xúc về cuộc sống; trường đạt giải khuyến khích về sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng…

Yên tâm, tin tưởng khi con, cháu mình học “trường thầy Trứ”, là bày tỏ của nhiều phụ huynh học sinh khi nói về thầy Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Diên 2-Trương Công Trứ.

Bài, ảnh: THANH THẢO

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Hành trình bao gạo nghĩa tình của thầy giáo trẻ

Bao gạo nghĩa tình của thầy giáo trẻ Trần Văn Anh bắt đầu từ năm 2015 đến nay đã được 9 năm đồng hành cùng với quý người già neo đơn, nghèo khó. Đây là chương trình giúp đỡ và bảo trợ đến những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các địa phương Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới (Thừa Thiên Huế) và Hải Lăng (Quảng Trị).

Hành trình bao gạo nghĩa tình của thầy giáo trẻ
Tuyên dương thầy giáo dũng cảm cứu người

Sáng 20/11, tại Trường THPT Hương Vinh, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên dương, khen thưởng thầy giáo Lê Ngọc Thùy, giáo viên dạy môn toán Trường THPT Hương Vinh về hành động dũng cảm cứu sống 3 người dân bị nước lũ cuốn trôi.

Tuyên dương thầy giáo dũng cảm cứu người

TIN MỚI

Return to top