Đó là một Cần Chánh qua góc nhìn từ những cổ vật đang còn tồn tại đến ngày nay vừa được Nguyễn Phong và nhóm cộng sự phát hiện qua nghiên cứu, phân tích và số hóa ảnh tư liệu. Phong thông tin, ngoài số bàn ghế đang được bảo quản trong kho nhóm chưa thể tiếp cận, thì những hiện vật còn lại cho đến hôm nay mà nhóm phát hiện được gồm: 2 kiệu (kiệu tế Giao và kiệu lọng), 7 tranh gương và 1 chiếc gương lớn.
Điện Cần Chánh được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804). Đây là ngôi điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm Thành, nhưng đã bị cháy năm 1947. Hiện nay, kế hoạch phục hồi Cần Chánh đang được thực hiện. Phong chia sẻ: Nhóm đã xác định, sở dĩ những cổ vật này may mắn không bị thiêu rụi cùng ngôi điện là do sau khi đọc chiếu thoái vị, vua Bảo Đại đã chủ động đưa nhiều vật dụng từ bên trong điện phân tán đi khắp nơi. Ngày nay, những cổ vật này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc “dò” chiều cao thực tế các cột của Cần Chánh. Cụ thể, từ ảnh tư liệu vua Khải Định được kiệu từ trong điện Cần Chánh ra, nhóm đã có thể khẳng định cột hiên chính của Cần Chánh cao nhất trong các điện ở Huế.
Qua những hình ảnh tư liệu mà Phong và các cộng sự có được, Thừa Thiên Huế Cuối tuần xin giới thiệu bạn đọc cùng chiêm ngưỡng.
|
Vua Khải Định được kiệu từ trong điện Cần Chánh ra |
|
Nguyễn Phong bên bức tranh gương “Thiên Mụ Chung Thanh” từng xuất hiện trong ảnh tư liệu xưa |
|
Kiệu rước được vua Khải Định thường dùng để di chuyển có xuất hiện trong các tư liệu liên quan đến điện Cần Chánh. Hiện đang được trưng bày ở điện Long An |
|
Nội thất điện Cần Chánh (bức tranh gương phía góc phải là “Thiên Mụ Chung Thanh” |
|
Tấm gương lớn đặt phía sau ngự tọa điện Cần Chánh. Trên gương có 2 chữ Đồng Khánh (chiếc gương được người Pháp làm tặng vua Đồng Khánh lúc ông lên ngôi) |