ClockThứ Sáu, 09/04/2021 16:55

Đông trùng hạ thảo trên đất Huế

TTH - Gần đây, HTX nông nghiệp xanh Narasa, xã Hương Bình, thị xã Hương Trà đã đầu tư cơ sở vật chất để nuôi cấy đông trùng hạ thảo-một loại dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe mà trước chỉ có trong thiên nhiên và có giá trị khá cao.

Theo chủ HTX nông nghiệp xanh Narasa, việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo trong phòng thí nghiệm đòi hỏi phải đảm bảo các yếu tố khoa học kỹ thuật, như: phòng nuôi vô trùng, cân bằng độ thoáng sáng tự nhiên và ánh sáng; trang thiết bị hệ thống phun sương để giữ độ ẩm từ 70-85%; trang bị hệ thống làm lạnh để giữ nhiệt độ từ 18-20 độ…

Nhờ đáp ứng các yêu cầu này nên mô hình trồng đông trùng hạ thảo của Narasa đã thành công và đang phát huy hiệu quả. Mỗi 1kg đông trùng hạ thảo khô có giá từ 20 đến 25 triệu đồng. Hiện, ngoài Narasa, trên địa bàn tỉnh có 3 cơ sở khác cũng triển khai mô hình nuôi cấy đông trùng hạ thảo.

Để hiểu hơn về quy trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo, Thừa Thiên Huế Cuối tuần kính giới thiệu phóng sự ảnh của tác giả Nguyễn Khoa Huy khi anh “mục sở thị” cơ sở nuôi cấy đông trùng hạ thảo của HTX nông nghiệp xanh Narasa.

Khu trồng đông trùng hạ thảo được thiết kế đảm bảo an toàn thực phẩm 

Cấy ghép và cấy mô 

Những cây đông trùng hạ thảo phát triển khỏe mạnh theo đúng chu kỳ 

Dán mác sản phẩm đã được đăng ký sở hữu trí tuệ

Người mua tìm hiểu công dụng và chất lượng từng loại sản phẩm từ đông trùng hạ thảo 

Vàng thơm ly nước đãi khách

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Đất cằn tỏa tinh hương

Được ví là nơi "khô cằn sỏi đá", người dân vùng gò đồi Phong Sơn - Phong Xuân - Phong Mỹ ở phía tây huyện Phong Điền từng bán tín bán nghi khi một doanh nhân đem hàng chục tỷ đồng về quê xây nhà máy sản xuất tinh dầu dược liệu. Và giờ họ đã tin, đã vui khi đón làn "gió đồng ngát hương" của mùi dược liệu.

Đất cằn tỏa tinh hương
Đào tạo giảng viên truyền thông phục vụ phát triển vùng trồng dược liệu

Từ ngày 28 - 30/11, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe - Bộ Y tế phối hợp với Cục Quản lý Y - Dược Cổ truyền - Bộ Y tế tổ chức khóa tập huấn “Đào tạo giảng viên truyền thông vận động và huy động xã hội về xây dựng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị vùng trồng dược liệu quý thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Đào tạo giảng viên truyền thông phục vụ phát triển vùng trồng dược liệu
Return to top