ClockChủ Nhật, 07/07/2024 07:24

Phục dựng tranh gương

TTH - Những ngày đầu tháng Sáu này, nhóm Tân Đô Thành Hiếu Cổ như vỡ òa trong niềm vui, quên hết cái nắng oi bức khi chứng kiến đứa con tinh thần của mình hoàn thành.

Phát hiện tranh gương từng thuộc về Điện Cần ChánhĐộc đáo tranh gương

"Những công đoạn cuối cùng như lắp mảnh tranh gương vào khung đã cho ra sản phẩm khiến cả nhóm không thể tin vào mắt mình. Ba bức tranh gương tuyệt đẹp nằm trước mắt, soi tỏ quá khứ vàng son của Triều Nguyễn gần hai thế kỷ trước…”.

Đó là những chia sẻ đầy xúc cảm của Nguyễn Huy, thành viên nhóm Tân Đô Thành Hiếu Cổ với Thừa Thiên Huế Cuối tuần cùng với bộ ảnh tâm huyết của nhóm về cơ duyên phục dựng tranh gương cung đình Huế sau 180 năm.

“Tất cả sự thành nhờ nhân duyên gặp gỡ từ những người có chung niềm đam mê với di sản văn hóa, từ người số hóa ảnh tư liệu, người nghiên cứu và cả nghệ nhân. Cả 3 nhân duyên trên được gặp nhau và trái ngọt là bức tranh gương sau khi phục dựng thành công”, Huy nói thêm.

Tranh gương là một loại hình mỹ thuật trang trí có từ đầu Triều Nguyễn. Việc điện Cần Chánh được lên kế hoạch tái thiết đã thôi thúc Tân Đô Thành Hiếu Cổ tìm kiếm tài liệu về ngôi điện và các di vật lịch sử liên quan, trong đó có tranh gương. Công việc phục dựng tranh gương vất vả nhưng có nhiều động lực mạnh mẽ đã được nhóm thực hiện với sự tham gia của một thành viên đã nghiên cứu và sưu tập tranh gương cung đình Huế hơn mười năm; một thành viên khác với thế mạnh số hóa các hình ảnh tranh gương một cách chi tiết; một thành viên khác nữa với kỹ năng nghiên cứu về kiến trúc Triều Nguyễn và phỏng dựng 3D về vườn cảnh cung đình…; cùng với sự tham gia của nghệ nhân Trần Văn Nhanh – nghệ nhân vẽ tranh gương nổi tiếng tại Long An với hơn bốn mươi năm kinh nghiệm.

Mời bạn đọc cùng Thừa Thiên Huế Cuối tuần chiêm ngưỡng một phần vẻ đẹp từ niềm đam mê di sản ấy.

 Bức “Trì Lưu Liên Phảng” của bộ tranh Cơ Hạ Viên Thập Cảnh sau khi được phục dựng
 
 Nghệ nhân Trần Văn Nhanh thực hiện kỹ thuật vẽ ngược trên kính các họa tiết sóng nước và phong cảnh của bức “Thanh Trì Hương Luyện”
 Nghệ nhân Trần Văn Nhanh kiểm tra lại “mặt dương” của bức tranh sau khi hoàn thiện
Bản gốc của “Trì Lưu Liên Phảng” - Bức tranh đang được trưng bày tại Khoa Lịch sử - Đại học Khoa học Huế 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục dựng hội đu tiên truyền thống Phú Gia

Sáng 25/2, tại xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc đã khai hội đu tiên truyền thống Phú Gia. Sau nhiều năm bị mai một, đến nay, lễ hội được phục dựng để người dân và du khách trải nghiệm, vui xuân.

Phục dựng hội đu tiên truyền thống Phú Gia
Điện Kiến Trung trước ngày mở cửa

Tết Nguyên đán Giáp Thìn này, điện Kiến Trung sẽ chính thức mở cửa đón khách. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế kỳ vọng, cung điện này sẽ là điểm đến thú vị và hấp dẫn du khách khi tham quan khu di sản Hoàng cung Huế.

Điện Kiến Trung trước ngày mở cửa
Phát hiện tranh gương từng thuộc về Điện Cần Chánh

Từ việc số hóa ảnh tư liệu xưa về Điện Cần Chánh, Nguyễn Tấn Anh Phong và các cộng sự phát hiện một trong hai bức tranh gương hiện treo ở Khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học – Đại học Huế chính là tranh quý từng được treo trong Điện Cần Chánh ở Đại Nội.

Phát hiện tranh gương từng thuộc về Điện Cần Chánh
Thái Y viện triều Nguyễn: Lịch sử và triển vọng phát triển

Đó là chủ đề hội thảo khoa học cấp quốc gia diễn ra chiều 21/10 do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp tổ chức với các Sở: Khoa học và Công nghệ, Y tế, Du lịch, Văn hóa và Thể thao; Bệnh viện Trung ương Huế; Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế; Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế; các Hội thành viên: Đông y, Châm cứu, Khoa học Lịch sử…

Thái Y viện triều Nguyễn Lịch sử và triển vọng phát triển
Return to top