ClockThứ Bảy, 21/10/2023 19:41

Thái Y viện triều Nguyễn: Lịch sử và triển vọng phát triển

TTH.VN - Đó là chủ đề hội thảo khoa học cấp quốc gia diễn ra chiều 21/10 do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp tổ chức với các Sở: Khoa học và Công nghệ, Y tế, Du lịch, Văn hóa và Thể thao; Bệnh viện Trung ương Huế; Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế; Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế; các Hội thành viên: Đông y, Châm cứu, Khoa học Lịch sử…

Số người khám chữa bệnh bằng Đông y ngày càng tăngƯu tiên hai huyện miền núi trong phân bổ vắc-xin 5 trong 1 DPT-VGB-HiBHai bệnh nhân được ghép thận từ tạng hiến tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ AnTrao Kỷ niệm chương “Vì Sức khỏe Nhân dân” cho GS Hiroyuki ShichinoYêu thương, chăm sóc bệnh nhân ung thư nhiều hơn

Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cùng quan khách tìm hiểu các sản phẩm truyền thống Huế bên lề hội thảo 

Tham dự có Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà khoa học đầu ngành y học, sử học, văn hóa, kinh tế, du lịch trên toàn quốc.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong rằng, hội thảo lần này cần có những ý kiến đóng góp liên quan cơ chế chính sách, nguồn lực nhằm phát triển Y học cổ truyền, góp phần trong công chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phát triển kinh tế gắn liền với định hướng phát triển trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của Thừa Thiên Huế.

Ban Tổ chức đã nhận được hơn 40 báo cáo tham luận trên toàn quốc tập trung vào hai nội dung: “Giá trị lịch sử của Thái Y viện triều Nguyễn” và “Thái Y Viện triều Nguyễn: Triển vọng phát triển”.

Mảng nội dung nghiên cứu về giá trị lịch sử của Thái Y viện triều Nguyễn nói về tổ chức vận hành và nhiệm vụ của Thái Y viện triều Nguyễn; Làm rõ hoạt động chăm sóc sức khoẻ trong cung đình Huế qua một số tư liệu lịch sử, châu bản, mộc bản; Lịch sử nền y học cổ truyền trong nước ở triều đại các vua nhà Nguyễn; Các bài thuốc, các phương pháp chữa trị và bảo vệ sức khỏe theo y học cổ truyền, các công trình nghiên cứu phòng và chữa bệnh, các giá trị về y học cổ truyền có nguồn gốc từ Thái Y viện triều Nguyễn.

Mặc dù ngày nay công việc của Thái Y viện không còn nữa, nhưng những điểm son về y học của triều đại vẫn còn, đặt ra vấn đề cần nghiên cứu, khai thác lịch sử để soi rọi cho công tác kế thừa, đề xuất hướng bảo tồn, phát huy truyền thống vùng đất Ngự y.

 Tham quan, trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ du lịch trải nghiệm tại Đại Nam Thái y viện ở đường Đoàn Thị Điểm (tp. Huế)

Một số tham luận còn đặt ra nhiều vấn đề trong phát huy hiệu quả những nguồn dược liệu quý, các bài thuốc, các phương pháp chữa trị theo y học cổ truyền có nguồn gốc từ cung đình. Trên cơ sở đó gợi ý một số hoạt động và phương thuốc vào chương trình du lịch chăm sóc sức khỏe, tạo thêm sản phẩm đặc trưng cho Cố đô Huế. Trên cơ sở đó, nhiều ý chuyên gia cũng trao đổi, đề xuất chính sách nhằm đưa tinh hoa Đông y một thuở trở thành sản phẩm trong các lĩnh vực văn hoá, du lịch, y tế... 

Các nghiên cứu công bố tại hội thảo là nguồn tư liệu quý để phục vụ cho nghiên cứu, sưu tầm nhằm phục dựng lại di sản Thái Y viện triều Nguyễn; khôi phục những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của dân tộc, đưa vào quảng bá, khai thác và phát triển kinh tế - du lịch - dịch vụ ở Thừa Thiên Huế.

Trong những năm qua, tại Huế, các hội nghị, hội thảo, dự án nghiên cứu liên quan đến Thái Y viện triều Nguyễn (cơ quan nghiên cứu y thư, chuyên trách chăm sóc sức khỏe cho vua, hoàng gia) cũng như các hoạt động sưu tầm, biên dịch và triển khai ứng dụng nền y học cổ truyền xuất phát từ Thái Y viện triều Nguyễn đã thu được một số thành quả nhất định. Hội thảo lần này nhằm đánh giá một cách hệ thống, định hướng bảo tồn, kế thừa và phát triển giá trị di sản có nguồn gốc từ Thái Y viện dưới triều Nguyễn phục vụ phát triển du lịch, kinh tế - xã hội một cách hữu hiệu.

Bên lề hội thảo có gian hàng trưng bày dược liệu, sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, sản phẩm truyền thống văn hoá Huế. Đặc biệt có các sản phẩm Ngự dược Thái Y viện nhằm tuyên truyền và quảng bá rộng rãi hơn nữa về những bài thuốc quý, những sản phẩm tinh hoa trên vùng đất Cố đô vào đời sống.

Tin, ảnh: LINH TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

80% du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025

Nền tảng tìm kiếm thông tin du lịch Skyscanner vừa công bố một báo cáo mới tiết lộ xu hướng du lịch năm 2025 tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC), trong đó nổi bật là các vấn đề về xu hướng du lịch, chi tiêu cho du lịch, sở thích về điểm đến, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịch và du lịch bền vững.

80 du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025
Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản
Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia

Năm 2025, Thừa Thiên Huế được chọn để đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia. Đây là cơ hội để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

TIN MỚI

Return to top