ClockThứ Tư, 07/09/2022 13:48

Góp ý nhiều nội dung vào Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

TTH.VN - Ngày 7/9, tại Nhà Quốc hội, Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách thảo luận về một số dự án Luật, dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV chính thức khai mạc.

Khi bỏ khung giá đấtBổ sung hơn 19.500 tỷ đồng cho 10 Bộ, cơ quan trung ương và 36 địa phươngPhiên họp chuyên đề tháng 8: Tập trung hoàn thiện dự án Luật Đất đaiChủ tịch Quốc hội: '1 đồng mà không cần thiết thì cũng không chi'

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu góp ý về Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, sáng cùng ngày, các ĐBQH tập trung cho ý kiến về  Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Góp ý về Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu đánh giá cao Ban soạn thảo đã tiếp thu và cụ thể hóa nhiều nội dung để tường minh phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, trong đó có hoạt động của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu, về số lượng thành viên Ban giám sát đầu tư của cộng đồng quy định tại Điều 41 Khoản 1 quy định: Ban giám sát đầu tư của cộng đồng có ít nhất 5 thành viên gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, ban thanh tra Nhân dân xã, phường, thị trấn và đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án. Như vậy là luật không giới hạn thành viên của Ban giám sát cộng đồng. Đại biểu cho rằng, thông thường quy định việc thành lập một tổ chức có quy định số lượng tối đa để đảm bảo về tài chính, về kinh phí cũng như hiệu quả hoạt động. Việc chỉ quy định mức tối thiểu không quy định số lượng thành viên tối đa có thể dẫn tới thành lập với số lượng nhiều hơn và chưa chắc đã hoạt động hiệu quả. Hơn nữa, hoạt động của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước do cấp xã bảo đảm.

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Sửu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu điều chỉnh lại quy định này để đảm bảo tính chặt chẽ khi áp dụng vào thực tế. Tại Khoản 1, Điều 41 dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định: Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ, theo đại biểu quy định như vậy là chưa phù hợp. Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn đã được dự thảo luật quy định tại Điều 43, có thể thấy hoạt động của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn cấp xã rất nhiều và có sự tác động lớn. Đại biểu Nguyễn Thị Sửu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu điều chỉnh theo hướng giao Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có quyết định giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ, sẽ bảo đảm tính chặt chẽ trong hoạt động của Ban giám sát đầu tư, của cộng đồng.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, quy định tại Điều 43, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu điều chỉnh một số nội dung. Cụ thể, tại Điểm a, Khoản 1 như dự thảo là chưa phù hợp với thẩm quyền, có thể dẫn đến chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Vì khi ban hành quyết định chủ trương đầu tư, các Ban của Hội đồng nhân dân phải tiến hành kiểm tra và hoàn thiện các quy trình, thủ tục theo quy định. Bên cạnh đó, việc giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân đã có cử tri, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 43 quy định: yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, các quy hoạch khác liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai. Dự thảo luật cũng quy định: yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trả lời về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. Theo đại biểu, việc giao quyền cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng như dự thảo là quá lớn, trong khi đây chỉ là một tổ chức phục vụ cho việc theo dõi, giám sát theo từng chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã, thôn, tổ. Hơn nữa, năng lực chuyên môn không đủ, mà cũng không thể đáp ứng. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Sửu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu điều chỉnh quy định này cho phù hợp với quy mô, tổ chức và trình độ năng lực của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Kết luận nội dung thảo luận Luật thực hiện dân chủ cơ sở, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, với tinh thần làm việc rất khẩn trương, sôi nổi trong buổi sáng 7/9, có 14 ĐBQH đăng ký phát biểu, 14 đại biểu đều đã thực hiện việc phát biểu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định, các ý kiến phát biểu của các đại biểu cơ bản tán thành với nội dung chính của Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và hai dự thảo luật đã được chỉnh lý. Đồng thời, tham gia thêm nhiều ý kiến sâu sắc, cụ thể, trí tuệ, trách nhiệm cao, góp ý nhiều nội dung cụ thể, quan trọng với mong muốn tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Thọ Linh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

TIN MỚI

Return to top