ClockThứ Ba, 04/08/2015 14:43

Gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước

TTH -

T.S Hoàng Chí Hiếu (Giảng viên Khoa Sử, Trường đại học Sư phạm Huế):

Nghiêm túc, tận tâm thì công việc sẽ đạt kết quả
TS Hoàng Chí Hiếu hoàn thành xuất sắc chương trình thạc sĩ năm 2006 và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 2012, lúc tròn 33 tuổi. Hiện anh là giảng viên Khoa Sử, Trường đại học Sư phạm Huế, người từng đoạt 2 giải nhì Giải thưởng tài năng khoa học trẻ Việt Nam. Ngoài ra anh còn có trên 60 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, viết nhiều sách và giáo trình…
Khi hỏi về động lực để có được những công trình khoa học được đánh giá cao, anh cho biết: “Lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ cộng với niềm say mê nghiên cứu khoa học đã kích thích tôi tìm tòi, khám phá và quyết tâm đạt kết quả. Không riêng gì nghiên cứu khoa học mà trong bất cứ nghề nghiệp gì cũng vậy, nếu mình lao động thật sự nghiêm túc, tận tâm với công việc sẽ đạt được kết quả như mong muốn. Tôi luôn quan niệm, mình không phụ nghề, nghề sẽ không phụ mình”. Trong câu chuyện với chúng tôi, TS Hoàng Chí Hiếu bày tỏ niềm vinh dự khi được chọn là một trong 2 đại biểu của Trường đại học Sư phạm Huế tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ IV.
Anh Trần Quốc Đại (xã Phong Bình, Phong Điền):
Nên tìm tòi, học hỏi
Sau nhiều năm tha phương kiếm kế sinh nhai, anh Trần Quốc Đại (39 tuổi, thôn Tây Phú, xã Phong Bình, Phong Điền) quyết định trở về quê hương sinh sống, làm giàu bằng mô hình ép trấu thành củi.
 Anh đã đi khắp nơi để tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các loại máy ép trấu thành củi trên thị trường. Đồng thời, tìm kiếm tài liệu liên quan đến loại củi trấu được dùng nhiều trong các xí nghiệp, khu công nghiệp… Năm 2010, vay mượn tiền từ người thân, bạn bè cộng với sự hỗ trợ nguồn vốn từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, anh quyết định thành lập cơ sở sản xuất củi trấu. Nhu cầu tiêu thụ củi trấu hiện nay rất lớn vì giá thành rẻ và ít ảnh hưởng đến môi trường. Hiện, cơ sở của anh sản xuất từ 60 đến 80 tấn củi mỗi tháng, đạt doanh thu khoảng trên dưới 600 triệu đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho 15 lao động tại địa phương. Ngoài cơ sở sản xuất củi trấu mang lại hiệu quả cao, cái tên Trần Quốc Đại còn gắn liền với nhãn hiệu rượu O Kay nổi tiếng được nhiều người biết đến. Trung bình mỗi năm, cơ sở sản xuất rượu O Kay của anh đạt doanh thu gần 400 triệu đồng.
Anh Đại tâm sự: Phong trào thi đua yêu nước giúp khơi dậy tính sáng tạo, mày mò sản xuất ở những nông dân như chúng tôi. Để phong trào thi đua yêu nước lan rộng, mỗi điển hình phát triển kinh tế cần biết chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với bà con nhằm tạo ra thêm nhiều điển hình phát triển kinh tế hơn nữa.
Anh Nguyễn Duy Thanh (xã Hương Phú, Nam Đông):
Vượt khó để lập thân, lập nghiệp
Xuất thân trong một gia đình thuần nông, có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi, Nguyễn Duy Thanh (28 tuổi, trú thôn Đa Phú, xã Hương Phú, Nam Đông) không có điều kiện hành đầy đủ, nhưng luôn trăn trở phải làm gì để đưa gia đình thoát nghèo, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế.
Nhận thấy đất đai thôn Đa Phú, xã Hương Phú - nơi anh sinh sống - màu mỡ, điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi, nên anh bàn bạc với gia đình đầu tư mở trang trại chăn nuôi và trồng rừng. Nhiều khó khăn và không ít lần thất bại, nhưng với ý chí và quyết tâm thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh đã tích cực tìm tòi học hỏi qua sách báo, kinh nghiệm của người đi trước và mạnh dạn thực nghiệm các mô hình. Sau 3 năm đầu tư, hiện gia đình anh có một mô hình VACR ổn định với gần 2ha keo và 2ha cao su, 6 bò mẹ, hơn 300 gà mẹ, 100 vịt xiêm; đồng thời, mở rộng 4 ao nuôi cá với diện tích 700m2 thả cá trắm. Tổng doanh thu từ mô hình trên của gia đình anh Thanh mỗi năm 250 triệu đồng, giải quyết việc làm cho nhiều thanh niên nông thôn. Hiện, gia đình anh đã chủ động được nguồn giống và cung cấp cho bà con trong trong xã. Anh cũng thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho nhiều người.
Trước ngày dự Đại hội thi đua yêu nước toàn tỉnh, Thanh tâm sự: “Tôi mong muốn đại hội đúc rút kinh nghiệm trong việc đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng những điển hình tiên tiến nhằm đưa phong trào yêu nước đi vào chiều sâu”- Thanh tâm sự. 
Hải Thuận - Lê Thọ - Thái Bình
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động tháng cao điểm chăm lo cho đoàn viên người lao động

Sáng 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Hương Thủy phối hợp với Công đoàn Khu kinh tế, Công nghiệp (KT,CN) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024. Hơn 400 cán bộ, đoàn viên, người lao động của LĐLĐ thị xã Hương Thủy và Công đoàn Khu KT,CN tỉnh tham gia.

Phát động tháng cao điểm chăm lo cho đoàn viên người lao động
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu thăm, tặng quà, tri ân các cựu chiến binh Điện Biên Phủ

Sáng 26/4, nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu và lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương TP. Huế đã đến thăm, động viên các cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu thăm, tặng quà, tri ân các cựu chiến binh Điện Biên Phủ
Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top