ClockThứ Ba, 29/01/2019 19:18

Hạn chế béo phì, ASEAN thắt chặt kiểm soát đồ uống có đường

TTH - Mối liên hệ giữa mức tiêu thụ đường cao và các vấn đề sức khỏe đã dẫn đến những phản ứng về mặt pháp luật ở một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó, một trong các mục tiêu hướng tới là đồ uống có đường, thông qua việc áp thuế đặc biệt đối với các loại đồ uống này.

Béo phì gây ra gần 1/20 số ca ung thư trên toàn cầuBéo phì ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và mục tiêu phát triển bền vữngSố lượng trẻ em ở Đông Nam Á mắc béo phì ngày càng tăngBáo động tình trạng gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em châu Á-Thái Bình Dương

Một người đàn ông đứng trước gian hàng nước ngọt ở siêu thị. Ảnh: Reuters

Tại Singapore, đây là một trong những đề xuất đang được các nhà lập pháp xem xét như một ý tưởng để cắt giảm việc tiêu thụ đường. Nước này đang cân nhắc một số biện pháp, bao gồm lệnh cấm hoàn toàn đối với đồ uống có lượng đường cao, hoặc tăng thuế đối với các loại thức uống này và hạn chế quảng cáo của chúng, thậm chí dán nhãn cảnh báo trên hộp đựng - tương tự như các cảnh báo sức khỏe trên bao thuốc lá.

Bộ Y tế Singapore cho biết, hơn 1/2 lượng tiêu thụ đường của nước này xuất phát từ đồ uống - do đó, nó trở thành mục tiêu hàng đầu trong các nỗ lực của chính phủ nhằm làm chậm hoặc ngăn chặn xu hướng béo phì và tiểu đường đang gia tăng.

Ở nước láng giềng Malaysia, vấn đề cân nặng thậm chí còn tồi tệ hơn. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet, Malaysia đã trở thành một trong những quốc gia béo phì nhất châu Á, với gần ½ dân số béo phì hoặc thừa cân. Đáng báo động hơn, tình trạng thừa cân ở trẻ em và thanh thiếu niên đang gia tăng, ông Ying-Ru Jacqueline Lo, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Malaysia tuyên bố.

Trước thực trạng đó, tháng 11 năm ngoái, noi gương của các quốc gia khác trong khu vực, Kuala Lumpur tuyên bố sẽ áp thuế đối với đồ uống có đường, điều luật này sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 4 tới. Mặc dù một số người cho rằng nó có thể không đủ để chống lại các vấn đề mà quốc gia này đang phải đối mặt, nhưng động thái này rất được các quan chức y tế hoan nghênh.

Malaysia cũng đặt mục tiêu kiểm soát béo phì như một phần của kế hoạch quốc gia, nhằm giải quyết sự gia tăng mạnh mẽ các bệnh không lây nhiễm, thúc đẩy lối sống lành mạnh hơn, cũng như khuyến khích các cộng đồng địa phương cung cấp nhiều cơ hội hơn cho hoạt động thể chất.

Trong khi đó, khoảng 1 năm trước, Philippines trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á đánh thuế đồ uống có đường và doanh số của hạng mục này theo đó đã giảm mạnh trong quý đầu tiên sau khi thuế có hiệu lực. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, với việc tiêu thụ đường giảm nhờ mức thuế đó, Philippines sẽ tránh được khoảng 24.000 ca tử vong sớm trong 20 năm tới.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ FT)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top