ClockThứ Tư, 03/01/2018 08:22

Hành động “Không còn nạn đói”

TTH.VN - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 vừa chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đói" sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Phó Thủ tướng đốc tiến độ cổ phần hóa DNNNThủ tướng: Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra phá rừng

Sáng kiến “Không còn nạn đói” được Tổng Thư ký Liên hợp quốc đưa ra tại Hội nghị Phát triển bền vững Rio+20 ở Brazil vào tháng 6/2012 liên quan đến việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững Thiên niên kỷ 2 (MDG 2) về đảm bảo an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo nhằm bảo đảm phát triển bền vững hệ thống sản xuất, tăng năng xuất sản xuất và thu nhập của các hộ nông dân nhỏ, dân cư có đủ lương thực, không còn trẻ em dưới 2 tuổi suy dinh dưỡng, không có thất thoát và lãng phí lương thực, thực phẩm.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án về xóa đói, giảm nghèo và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Việt Nam cam kết tham gia và thực hiện nghiêm túc, triển khai có hiệu quả Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói”. Ngày 12/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 804/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam, giai đoạn 2016-2025 (Ban Chỉ đạo), giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025.

Về cơ bản, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo đồng ý với nội dung dự thảo Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo; dự thảo Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2018 của Ban Chỉ đạo, trong đó đề xuất các cuộc họp chuyên đề.

Trên cơ sở ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu, hoàn thiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo, trình Phó Thủ tướng – Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, ký ban hành trong quý I năm 2018.

Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Bộ ngành, cơ quan liên quan, hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động Quốc gia; phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định rõ nguồn kinh phí cho Chương trình hành động Quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong quý I năm 2018; hướng dẫn các cơ quan liên quan, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nâng cao tránh nhiệm của cán bộ các cấp với người dân; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động Quốc gia, định kỳ sơ kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ ngành, địa phương và các thành viên Ban chỉ đạo khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 12/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động Quốc gia. Cụ thể, cần chủ động triển khai hiệu quả Chương trình hành động của Bộ, ngành trên cơ sở cụ thể hóa các nhiệm vụ phù hợp với điều kiện chức năng, nhiệm vụ được giao ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc cần báo cáo kịp thời Ban Chỉ đạo; thực hiện nghiêm túc cơ chế họp, báo cáo, cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo việc lồng ghép các Chương trình mục tiêu Quốc gia để thực hiện Chương trình hành động Quốc gia, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện; tổng hợp báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công trong Chương trình hành động Quốc gia.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Return to top