ClockThứ Bảy, 07/11/2020 06:45

Hành động tích cực vì môi trường sống và phát triển bền vững

TTH - “Đa thiên tai” xuất hiện ngày càng phức tạp, môi trường sinh thái diễn biến xấu đi... đặt ra bài toán lớn trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Phát triển bền vững, bảo đảm môi trường sống an bình cho người dânTìm giải pháp nuôi tôm bền vững

Tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học là giải pháp tích cực để bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu

Biến “nguy” thành “cơ”, bị động sang chủ động

Như nhiều địa phương khác, quá trình phát triển của Thừa Thiên Huế đang đứng trước các vấn đề lớn nảy sinh mang tính toàn cầu như: Cạnh tranh đô thị, BĐKH, nước biển dâng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường... đạt tới mức cảnh báo.

Theo ông Phan Văn Thông, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), trong công tác quản lý tài nguyên môi trường, điều quan trọng là sự vào cuộc, chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành và sự tuân thủ quy định của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân.

Thời gian qua, ngành TN&MT tập trung chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, khoáng sản, nước, biển, đầm phá... thông qua hệ thống văn bản pháp luật, chính sách, đề án, như lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, đấu giá khoáng sản, thành lập khu bảo tồn đất ngập nước... 

Huy động sự vào cuộc của cộng đồng xã hội trong bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững

Ông Phan Văn Thông cho rằng, tuy công tác bảo vệ môi trường (BVMT), tài nguyên thiên nhiên đã có những chuyển biến trong nhận thức và hành động, song vẫn còn nhiều điểm bất cập. Vì thế, để biến “nguy” thành  “cơ”, chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, công tác thanh kiểm tra, nâng cao năng lực quản lý môi trường, thẩm định đánh giá tác động môi trường, quan trắc, giám sát chất lượng môi trường được chú trọng thực hiện.

Thừa Thiên Huế đang hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, nên địa phương cũng đề ra nhiều quyết sách phù hợp để vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo BVMT.

Nổi bật nhất là phong trào Ngày Chủ nhật Xanh huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng mọi tầng lớp Nhân dân. Với cách làm quyết tâm, sáng tạo, phù hợp với xu thế phát triển, phong trào Ngày Chủ nhật xanh đến nay đã trở thành cuộc vận động lớn và ngày càng lan tỏa rộng khắp đến mọi nhà, địa phương, cơ quan, tổ chức và đạt nhiều thành quả đáng ghi nhận. Đến nay, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý ở đô thị đạt trên 95%, nông thôn đạt khoảng 80%.

Để có sự thay đổi toàn diện, ngoài đẩy mạnh đề án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn về các địa phương, tỉnh đã ban hành hướng dẫn phân loại rác tại nguồn và đưa vào kế hoạch hành động, tiến đến cung cấp cho Nhà máy đốt rác phát điện Phú Sơn, TX. Hương Thủy dự kiến đi vào vận hành đầu năm 2022.

Công tác ứng phó và thích nghi với BĐKH rất được các cấp, ngành quan tâm trong thời gian qua. Ngoài hoàn thiện khung thể chế, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước và huy động nguồn lực để ứng phó với BĐKH, nhờ đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, nên các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể và người dân đã có những động thái, hành động tích cực để chủ động ứng phó, đảm bảo an toàn trước thiên tai, BĐKH.

Giải pháp phi công trình và công trình

 Để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và BVMT, trong số những giải pháp đưa ra, Sở TN&MT kêu gọi các cấp, ngành tăng cường quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước, khoáng sản theo nguyên tắc thị trường và tiết kiệm.

Khi tốc độ phát triển, đô thị hóa ngày càng cao, nhu cầu sử dụng nhiều tài nguyên hơn, mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, BĐKH khó lường và những rủi ro dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu có thể xảy ra, cách tốt nhất ngay lúc này còn phải giảm thiểu tối đa lượng rác thải nhựa bằng sử dụng các dụng cụ, sản phẩm như giấy hay từ nguyên liệu thân thiện với môi trường...

Giải pháp thứ ba mà ngành TN&MT đưa ra là thúc đẩy hợp tác quốc tế, tăng cường công tác quản lý tài nguyên, BVMT và chủ động ứng phó với BĐKH. Tích cực, chủ động xây dựng các dự án nhằm tranh thủ sự giúp đỡ về chuyên gia và tài chính từ các tổ chức quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề tài nguyên, môi trường và ứng phó với BĐKH.

Vì mục tiêu bảo vệ TN&MT, bảo vệ hệ thống khí hậu, theo đại diện lãnh đạo ngành TN&MT, ngoài những giải pháp nêu trên, mọi người cần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo. Kết hợp tốt các yêu cầu về quản lý tài nguyên, BVMT và BĐKH trong các quy hoạch, chương trình trọng điểm, các dự án phát triển; cải thiện chất lượng môi trường trong các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, các khu nuôi tôm công nghiệp; đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.

Đồng tình với nội dung được nêu trong “Dự thảo báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng” liên quan đến quản lý TNMT, ứng phó với BĐKH, Sở TN&MT coi trọng giải pháp huy động các nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp công trình và phi công trình để BVMT, nâng cao khả năng chống chịu, phòng, tránh, giảm nhẹ, thích ứng với BĐKH.

Để có giải pháp sống an toàn trước những diễn biến môi trường, thiên tai phức tạp, ưu tiên số một hiện nay là huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình, cụm công trình, dự án trọng điểm về giao thông, giao thông kết nối, năng lượng tái tạo, hệ thống thuỷ lợi, hồ, đê, đập, công nghệ thông tin, viễn thông, hạ tầng đô thị và công trình cảnh báo, dự báo, phòng chống thiên tai...

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Hành động vì động vật hoang dã

Động vật hoang dã (ĐVHD) được ví như một tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Là địa bàn rộng, dân cư đông nên TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hành động vì ĐVHD góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, hạn chế việc tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các sản phẩm ĐVHD.

Hành động vì động vật hoang dã
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Thay đổi mạnh mẽ nhận thức, hành động từ học Bác

Với Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Quảng Điền, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được cụ thể hóa vào công việc thường nhật, phù hợp với nhiệm vụ chính trị và chuyên môn được giao.

Thay đổi mạnh mẽ nhận thức, hành động từ học Bác

TIN MỚI

Return to top