Thế giới

Hiệp định RCEP: Nhật Bản và các nước chờ đợi sự trở lại của Ấn Độ

ClockThứ Sáu, 03/09/2021 09:46
TTH - Việc Ấn Độ quay trở lại FTA sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho nền kinh tế Ấn Độ mà còn cho tất cả các nước thành viên RCEP.

Hàn Quốc và ASEAN đàm phán nâng cấp FTARCEP: Xuất xứ "dễ thở" hơn cho một số hàng xuất khẩu chủ lực Việt NamRCEP: Tăng cường lợi ích thương mại châu Á - Thái Bình DươngRCEP - Tương lai thương mại của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Cánh cửa để Ấn Độ tái gia nhập RCEP vẫn “rộng mở”. Ảnh minh họa: Nikkei/tapchitaichinh

Tác động nhiều chiều

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và các nước ASEAN. 15 quốc gia thành viên của RCEP chiếm khoảng 30% dân số thế giới và gần 30% GDP toàn cầu, khiến RCEP trở thành hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới.

Trong khuôn khổ RCEP, các bên đã nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, đồng thời đặt ra các quy tắc mới về thương mại, dịch vụ và đầu tư. Sau 8 năm đàm phán, RCEP đã được ký kết vào ngày 15/11/2020, và dự kiến ​​sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi 6 quốc gia thành viên ASEAN và 3 quốc gia không phải thành viên ASEAN phê chuẩn hiệp định.

Tại Nhật Bản, việc phê chuẩn RCEP được Quốc hội thông qua ngày 28/4 năm nay và chính phủ Nhật Bản đã chính thức phê chuẩn hiệp định vào ngày 25/6. Theo tính toán của Chính phủ Nhật Bản, việc gia nhập RCEP sẽ làm tăng 2,7% GDP thực tế của đất nước và tạo thêm 570.000 việc làm, thúc đẩy nền kinh tế vốn đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Đáng chú ý, RCEP là thỏa thuận thương mại tự do đầu tiên của Nhật Bản với Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất và Hàn Quốc, đối tác thương mại lớn thứ ba của nước này. Lợi ích kinh tế của RCEP đối với Nhật Bản là rõ ràng cả về xuất khẩu và nhập khẩu.

Trong khi đó, Ấn Độ đã quyết định rút khỏi RCEP vào tháng 11/2019, giữa các cuộc đàm phán. Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, với GDP đạt 2.800 tỷ USD, nhưng đã không thành công trong việc tìm kiếm lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do khác với các nước RCEP, ngoại trừ Trung Quốc.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Ấn - Nhật (CEPA) có hiệu lực từ năm 2011, nhưng Ấn Độ vẫn phải đối mặt với thâm hụt thương mại do lượng hàng xuất khẩu của Nhật Bản quá nhiều. Năm 2018, thâm hụt thương mại của Ấn Độ với các quốc gia thành viên RCEP khác lên tới 108,5 tỷ USD. Trên thực tế, Ấn Độ đã phải đối mặt với thâm hụt thương mại với 11 trong số 15 quốc gia RCEP, và theo phân tích của giới chuyên gia, nội dung của thỏa thuận RCEP khó bảo vệ được nền kinh tế Ấn Độ trước sự cạnh tranh gay gắt của quốc tế . Vì lý do này, Thủ tướng Narendra Modi đã đưa ra quyết định không gia nhập RCEP.

RCEP vẫn “rộng mở” với Ấn Độ

Việc Ấn Độ rút khỏi RCEP là điều dễ hiểu do thâm hụt thương mại và những lo ngại trong nước, nhưng Nhật Bản và các quốc gia thành viên RCEP khác rất mong muốn Ấn Độ quay trở lại hiệp định này. Từ quan điểm của Nhật Bản, việc New Delhi trở lại RCEP sẽ góp phần tăng cường mạng lưới an ninh Australia - Ấn Độ - Nhật Bản ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Do đó, chính phủ Nhật Bản đã liên tục khuyến khích Ấn Độ quay trở lại RCEP, nhấn mạnh “việc tham gia RCEP là vì lợi ích của Ấn Độ và sẽ giúp toàn bộ khu vực phát triển thịnh vượng”. Tương tự, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã chuyển tải thông điệp của mình tới Thủ tướng Modi rằng cánh cửa để Ấn Độ tái gia nhập RCEP vẫn “rộng mở”. Hơn nữa, việc Ấn Độ quay trở lại khuôn khổ RCEP có thể đóng góp vào các mục tiêu của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và Đối thoại An ninh Tứ giác (Bộ Tứ - The QUAD, bao gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản).

Theo The Diplomat, nếu không tham gia RCEP, Ấn Độ sẽ vuột mất các khoản đầu tư nước ngoài. Ấn Độ vốn đã có thể mở rộng xuất khẩu các công nghệ liên quan đến công nghệ thông tin và dược phẩm – những lợi thế cạnh tranh của nước này sang các quốc gia thành viên RCEP, một cơ hội hiện đã mất đi. Ngược lại, các nước thành viên RCEP cũng mất thị trường Ấn Độ.

Với bối cảnh nền kinh tế Ấn Độ đang gặp khó khăn bởi thâm hụt thương mại và đại dịch COVID-19, khó có khả năng New Delhi sẽ tái gia nhập RCEP trong giai đoạn này. Tuy nhiên, ngay cả các nhà phân tích ở Ấn Độ cũng cho rằng, chính phủ nước này nên cân nhắc việc quay trở lại RCEP trong tương lai.

Từ quan điểm dài hạn, việc Ấn Độ tái gia nhập RCEP sẽ rất quan trọng về mặt chính trị, kinh tế và chiến lược. Tất nhiên, việc Chính phủ Ấn Độ giảm thiểu thâm hụt thương mại và bảo vệ lợi ích quốc gia của mình là hợp lý và thực tế. New Delhi cũng có thể cần dành thời gian và có các biện pháp cần thiết để bảo vệ và phục hồi các ngành công nghiệp trong nước bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, việc Ấn Độ trở lại với hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho nền kinh tế Ấn Độ mà còn cho tất cả các nước thành viên RCEP.

Tố Quyên

(Tổng hợp & lược dịch từ The Diplomat & Economic Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông

Mới đây, các sở cảnh sát ở nhiều bang của Ấn Độ đã giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa nhiệt độ cho cảnh sát giao thông, qua đó hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ trên đường có thể thoải mái hơn trong bối cảnh nắng nóng đang hoành hành trên khắp đất nước.

Ấn Độ giới thiệu mũ bảo hiểm có điều hòa cho cảnh sát giao thông
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Nhật Bản: Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20% tổng số hộ gia đình vào năm 2050

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản cho biết, đến năm 2050, 10,8 triệu người cao tuổi ở nước này sẽ sống một mình, chiếm 20,6% tổng số hộ gia đình, đánh dấu sự gia tăng kể từ năm 2020, khi chỉ 7,37 triệu người già - tương đương 13,2% tổng số hộ gia đình, sống một mình.

Nhật Bản Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20 tổng số hộ gia đình vào năm 2050
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top