ClockThứ Sáu, 30/03/2018 06:00

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Chìa khóa để phát triển

TTH - Tại cuộc họp thống nhất các nội dung liên quan đến Tờ trình đề nghị ban hành Nghị quyết Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ((DNNVV), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao khẳng định, Nghị quyết thể hiện rõ quyết tâm đồng hành của tỉnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để DN phát triển.

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chật vật với thủ tục hành chínhĐồng hành cùng doanh nghiệp: Không chỉ bằng lời nói6 doanh nghiệp khởi nghiệp được tặng phần mềm kế toán MISAHộ kinh doanh cá thể “ngại lên”doanh nghiệpDoanh nghiệp thành lập mới ít hơn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động

Việc ban hành chính sách này cũng là giải pháp quan trọng góp phần cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 và các năm tiếp theo.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

 Yêu cầu cấp thiết 

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao, những năm gần đây, tỉnh có nhiều nỗ lực trong việc đề ra và thực hiện các chính sách, chương trình, hoạt động cụ thể nhằm tạo lập môi trường thuận lợi hỗ trợ DN, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất, thu nhập cho người lao động.

Các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ DNNVV từng bước đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức và sự quan tâm đối với công tác hỗ trợ phát triển DNNVV. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế xuất phát từ nội tại các DNNVV về năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh; am hiểu về pháp luật, kiến thức hội nhập quốc tế, nhận thức về văn hóa kinh doanh…

Ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh chia sẻ, Hiệp hội hiện có trên 350 DN và 286 hội viên của các tổ chức cơ sở trực thuộc. Đa số hội viên là DNNVV, hoạt động quy mô nhỏ, năng lực sản xuất kinh doanh, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh còn thấp so với khu vực và trong nước.

Trong thời kỳ hội nhập, DN có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng gặp nhiều thách thức, nhất là chính sách hỗ trợ đang được thực hiện rời rạc, manh mún và dàn trải. Trong khi đó, từ phía DN, nếu muốn phát triển bền vững thì phải có cả yếu tố nguồn lực tài chính, trình độ công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường, hiểu biết pháp luật. “Cùng với những nỗ lực của tỉnh, Hiệp hội đã và đang tích cực chung tay hỗ trợ, tạo thuận lợi nhiều hơn nữa cho các DN đang hoạt động trên địa bàn cùng phát triển. Tuy vậy, chỉ mới thực hiện việc hỗ trợ cho hơn 600 DN là hội viên của Hiệp hội và của các Hội, CLB trực thuộc, chiếm khoảng 10% trong số hơn 6.000 DN đang hoạt động, chưa đạt kết quả như mong muốn”- ông Dương Tuấn Anh nói. 

Tính cuối năm 2017, toàn tỉnh có 6.400 DN, trong đó DNNVV chiếm gần 99,1% và đóng góp hơn 1.300 tỷ đồng, chiếm 39% trong số thu ngân sách từ DN (3.385 tỷ đồng). Riêng năm 2017, có 636 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới thì có đến 622 DNNVV (chiếm 97,8%). Việc tạo điều kiện, hỗ trợ nâng cao năng lực cho khu vực DNNVV để tạo động lực thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà tiếp tục phát triển là yêu cầu cấp thiết.

Chính sách hỗ trợ DNNVV sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển

Tạo động lực mạnh mẽ

Kết quả giám sát của Ban Kinh tế- Ngân sách HĐND tỉnh cho thấy, Huế đang có lợi thế về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao khi có nhiều trường đại học, cao đẳng; hàng năm có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp, trong đó có rất nhiều tài năng trẻ đã khởi nghiệp hoặc đang khát khao muốn khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo tại Huế. Các DN trẻ khởi nghiệp hiện nay mong muốn tỉnh có chính sách hỗ trợ thuê văn phòng làm việc tại khu làm việc chung, cơ sở ươm tạo DN, nhưng hiện mới chỉ có một cơ sở ươm tạo là Công ty Coplus.

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng ban Kinh tế- Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh cần nghiên cứu hỗ trợ, tạo điều kiện hình thành thêm những cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, trong đó ưu tiên hỗ trợ thành lập các cơ sở, đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN, DN khoa học công nghệ theo các chuyên ngành; ưu tiên quỹ đất, quỹ nhà để hình thành các khu làm việc chung, tăng cơ hội tiếp cận của DN khởi nghiệp đối các cơ sở ươm tạo này. 

Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Dương Tuấn Anh cho biết, hiện nay, nguồn ngân sách của tỉnh chi cho hoạt động hỗ trợ cho DNNVV hàng năm đều do các sở quản lý, trong lúc đó các tổ chức xã hội nghề nghiệp như Hiệp hội DN tỉnh có chức năng và thường xuyên tổ chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ DN lại chỉ hoạt động bằng nỗ lực và điều kiện tự có của mình. Vì vậy theo ông Dương Tuấn Anh, cần nghiên cứu để bổ sung đối tượng các tổ chức Hội, Hiệp hội DN ở cấp tỉnh được giao thực hiện một số nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV, như đào tạo nguồn nhân lực, thông tin, tư vấn pháp lý, xúc tiến thương mại... Ngoài ra, UBND tỉnh cần thành lập thêm Trung tâm chuyên trách hỗ trợ DNNVV nhằm có một địa chỉ cụ thể để DN trực tiếp được hỗ trợ các dịch vụ.

Để đảm bảo sự phát triển bền vững cho cộng đồng DN, bên cạnh việc thực thi hiệu quả các chính sách hỗ trợ thì việc nâng cao chất lượng hoạt động các DN rất quan trọng.

Ông Lê Quang Minh, Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng DNNVV tỉnh cho hay, hiện nguồn quỹ của đơn vị có khoảng 288 tỷ đồng, đã và đang thực hiện cho các DN vay (vốn ưu đãi) để thực hiện vào các danh mục, lĩnh vực đầu tư được UBND tỉnh thống nhất. Nghị quyết Quy định một số chính sách hỗ trợ DNNVV thông qua sẽ là làn gió mới, với kỳ vọng sẽ thực sự đi vào cuộc sống, tạo động lực mạnh mẽ cho DNNVV phát triển.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, bên cạnh vốn, lao động, mặt bằng, cái mà DN cần lúc này  là môi trường kinh doanh và cải thiện thủ tục hành chính, xóa bỏ những rào cản gây khó khăn, phiền hà cho DN.

Theo tờ trình quy định một số chính sách hỗ trợ DNNVV, các DNNVV sẽ được hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính; hỗ trợ về tài chính- tín dụng, mặt bằng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, hỗ trợ nguồn lực, mở rộng thị trường, thông tin tư vấn. Các loại hình công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ sạch; công nghệ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển của lĩnh vực, ngành, phát triển khoa học và công nghệ được khuyến khích hỗ trợ.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Return to top