ClockThứ Bảy, 23/04/2016 13:28

Hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện sáng kiến giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon của rừng (REDD+) ở Việt Nam" - giai đoạn 2.

Mục tiêu chung của Dự án là tiếp tục góp phần thực hiện mục tiêu tổng quát của Chương trình hành động quốc gia về REDD+, đó là giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính của rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần thực hiện thành công “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu” và thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hướng tới phát triển bền vững. 

Cụ thể, Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức và kỹ thuật cho Ban Chỉ đạo, Văn phòng REDD+, một số cơ quan có liên quan ở Trung ương và 6 tỉnh thuộc Chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) nhằm chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+. Qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm, góp phần xây dựng các cơ chế, chính sách, hệ thống tổ chức và năng lực kỹ thuật bảo đảm việc quản lý điều phối và vận hành hiệu quả các chương trình, dự án về REDD+.

Dự án trên gồm 4 hợp phần được thực hiện với tổng kinh phí là 5.702.000 USD, trong đó vốn ODA viện trợ không hoàn lại từ Quỹ Đối tác các bon trong lâm nghiệp (FCPF) thông qua Ngân hàng Thế giới là 5 triệu USD, vốn đối ứng là 702.000 USD.

Nước ta đang thực hiện nhiều hoạt động thích ứng giúp tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tạo điều kiện để có thể đóng góp nhiều hơn cho giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhằm phấn đấu đến năm 2030 giảm phát thải khí nhà kính 25%.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top