ClockThứ Bảy, 22/11/2014 10:15

Hoài cổ

TTH - Cách đây khoảng 10 năm, nhắc đến quán cháo lòng trên đường Nguyễn Công Trứ, không chỉ người Huế biết đến mà nhiều du khách khi đến thăm cố đô nghe danh cũng ghé vào thưởng thức. Gọi là quán cho “oai”, thật ra đó chỉ là một ngôi nhà cấp bốn, bàn ghế đơn sơ. Nhưng ai cũng phải công nhận tô cháo lòng của quán này có một hương vị riêng mà ít quán nào có được. Người đang sổ mũi, bị cảm hay đang ngất ngây vì men rượu... chỉ cần vào quán này làm một tô cháo lòng nóng hổi, thơm phức ăn kèm với một chén nước mắm ruốc chứa đầy ớt xanh cắt lát mỏng. Vừa ăn, vừa toát mồ hôi vừa “hít hà” vì cay. Ăn xong là cảm giác mệt mỏi trong người tan biến.

Thời gian trôi qua, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, quán cháo lòng biến mất để nhường vào đó là một ngôi nhà cao tầng bề thế. Những khách “ruột” của quán ở phương xa khi tìm đến “chưng hửng” vì quán đã không còn. Hỏi mọi người xung quanh mới biết, quán đã chuyển đến một hẻm sâu cách đó vài trăm mét. Ôn mệ bán quán ngày xưa giờ đã khuất núi, chỉ còn người con gái là còn nối nghiệp mẹ cha. Dù rất nhiều người vẫn muốn thưởng thức món cháo lòng mình ưa thích, nhưng do ở quán mới không còn tìm được hương vị ngày xưa, chỗ để xe lại bất tiện nên việc lui tới ngày càng thưa dần.

Cách đây ít lâu, một người bạn học cũ của tôi từ TP. Hồ Chí Minh ra thăm quê. Tôi đưa bạn đi thăm thú nhiều danh lanh thắng cảnh của miền sông Hương núi Ngự. Trước khi bạn vào TP. Hồ Chí Minh, bỗng bạn đề nghị tôi đưa bạn đi thưởng thức món cháo lòng ở đường Nguyễn Công Trứ. Ngồi ở quán mới, bạn vẫn gật gù khen ngợi món cháo ngon, ăn không biết chán. Nhưng rồi, bạn tâm sự: “Đúng là cháo vẫn ngon thật, nhưng mình vẫn thấy nó không có được ngon như ngày xưa. Hay là mình xa quê lâu ngày nên khẩu vị đã thay đổi?”.
Nghe bạn nói, tôi gật đầu công nhận vì bạn nói đúng. Không riêng gì bạn mà nhiều người khác cũng đã nói với tôi như vậy. Thấy mọi người đều tiếc khi Huế mất đi một thương hiệu, tôi nhủ thầm không biết tôi và họ có phải là người hoài cổ không?
Ngự Bình
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top