ClockThứ Sáu, 23/11/2018 10:44

Hội Hữu nghị Nga -Việt vun đắp cho mối quan hệ hai nước

Tại Thủ đô Moscow, Liên bang Nga, Hội hữu nghị Nga-Việt đã tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ 2013-2018 và bầu Ban chấp hành và Chủ tịch mới.

Củng cố, phát triển quan hệ Việt - NgaViệt Nam thúc đẩy quan hệ với NgaĐài Tiếng Nói Việt Nam và Đài Sputnik tăng cường hợp tác song phươngTổng thống Putin: Quan hệ Nga-Việt Nam đang phát triển tốt đẹp

Hội được thành lập từ năm 1958, đến nay Hội đã đi qua chặng đường dài 60 năm, đạt được nhiều kết quả to lớn trong hoạt động ngoại giao góp phần phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Liên bang Nga và Việt Nam. Hội có tiền thân là Hội Hữu nghị Xô - Việt, được thành lập từ năm 1958. Hội hiện có 5000 thành viên, ngoài Moscow, còn có các chi hội hữu nghị với Việt Nam ở các thành phố lớn như Saint-Peterburg, Ekaterinburg, Vladivostok và ở 15 thành phố khác của Nga.

Những năm gần đây, Hội Hữu nghị Nga -Việt đã trở thành đối tác chính của Hội Hữu nghị Việt-Nga, có nhiều hoạt động góp phần củng cố, tăng cường hợp tác giữa hai nước Nga và Việt Nam trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và kinh tế. Ngoài những hoạt động truyền thống như gặp gỡ, giao lưu, thăm lẫn nhau, hàng năm, Hội Hữu nghị Nga-Việt cùng với Đại sứ quán Việt Nam tại Nga và các tổ chức xã hội quan tâm tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, giáo dục và nhân đạo.

Ông Vladimir Buyanov đã được các thành viên nhất trí bầu tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga - Việt nhiệm kỳ mới.

Hội đã xuất bản một số cuốn sách như “Người Nga nói về Hồ Chí Minh”, “Tiểu sử Chính trị Hồ Chí Minh”, “Người Việt Nam đầu tiên ở điện Kremlin”, “Liên Xô/Nga và Việt Nam - 60 năm cùng nhau”, “Các mốc quan trọng của sự hợp tác “ và những cuốn sách khác. Hội đã phối hợp với Hội Hữu nghị Việt-Nga tổ chức thi vẽ tranh thiếu nhi “Em vẽ nước Nga, em vẽ Việt Nam” và nhiều hoạt động khác.

Hội Hữu nghị Nga -Việt đã thành lập Trung tâm Kinh doanh trực thuộc Hội để kết nối, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp và địa phương hai nước Việt- Nga… Hàng năm Hội Hữu nghị Nga -Việt tổ chức khoảng 50 hoạt động khác nhau nhằm giới thiệu, thông tin quảng bá về Việt Nam và quan hệ Nga - Việt, thúc đẩy tiếp xúc, hợp tác giữa nhân dân hai nước.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác nhiệm kỳ 2013-2018 của Hội Hữu nghị Nga-Việt, tham tán, đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Bang Nga Nguyễn Quỳnh Mai khẳng định, trong 60 năm kể từ ngày thành lập, Hội đã có nhiều đóng góp vào việc củng cố và phát triển mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác hiệu quả giữa nhân dân hai nước Nga-Việt Nam. Bà bày tỏ sự cảm ơn chân thành, trước sự giúp đỡ to lớn của Liên xô trước đây, nay là Liên bang Nga, trong đó có sự giúp đỡ Hội Hữu nghị Nga-Việt cho nhân dân Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh giải phóng đất nước và xây dựng, phát triển kinh tế sau này.

Hội Hữu nghị Nga - Việt đã ba lần được tặng Huân chương Hữu nghị vì những đóng góp to lớn vào việc phát triển tình hữu nghị, sự hợp tác giữa nhân dân hai nước. Nhiều chi hội và cán bộ, hội viên của Hội cũng được tặng Huân chương Hữu nghị và những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Chủ tịch Hội hữu nghị V. Buyanov trao kỷ niệm chương cho bà Nguyễn Quỳnh Mai -tham tán, đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga.

Tại Hội nghị tổng kết công tác nhiệm kỳ 2013-2018, Hội đã thông qua báo cáo về kết quả hoạt động, bầu ra ban chấp hành mới và chủ tịch. Ông Vladimir Buyanov đã được các thành viên nhất trí bầu tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga - Việt nhiệm kỳ mới.

Trả lời phỏng vấn của các phóng viên, ông V.Buyanov đã nhắc lại niềm vinh dự được đón Tổng bí thư, chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hội, tổ chức trong tháng 9 vừa qua; coi đây là sự ghi nhận về những đóng góp của Hội, nhất là trong các lĩnh vực văn hóa, nhân đạo, phổ biến kiến thức, giúp người dân hai nước hiểu biết về nhau. Trong thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục các hoạt động này để giúp giới trẻ hiểu biết nhiều hơn về hai đất nước Nga-Việt Nam.

"Chúng tôi đã tổ chức cuộc thi vẽ tranh về Nga và Việt Nam, thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Chúng tôi muốn tiếp tục công việc này, có nhiều hơn các bức tranh về văn hóa Nga, văn hóa Việt Nam, về truyền thống, về thiên nhiên, về con người, về các thành phố ở Nga và Việt Nam” - ông V.Buyanov nói.

Cũng theo ông V.Buyanov, trong năm 2019, hai nước tiến hành kỷ niệm năm chéo: Năm Nga tại Việt Nam và năm Việt Nam tại Nga, sẽ có nhiều hơn nữa các hoạt động văn hóa được tổ chức./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin là một trong những yếu tố, cơ sở lý luận quan trọng, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin
Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

Ngày 5/4, Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp (Đảng ủy Khối) tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 (khóa VII) nhằm sơ kết 5 năm thực hiện Quy định 182 của Đảng bộ Khối về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Quan hệ lao động hài hòa nhờ thỏa ước

Thỏa ước lao động tập thể chất lượng không chỉ giúp người lao động (NLĐ) hưởng lợi mà còn góp phần đưa quan hệ lao động tại doanh nghiệp (DN) ngày càng phát triển ổn định.

Quan hệ lao động hài hòa nhờ thỏa ước
Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đến năm Giáp Thìn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh “đi xa” vừa tròn 55 năm (1969 - 2024). Ở Thừa Thiên Huế, người có vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần nhất có lẽ là anh hùng Kan Lịch. Trong lần gặp cuối cùng vào năm 1969, Bác Hồ căn dặn: “Trở thành anh hùng đã khó, nhưng giữ được các phẩm chất, đạo đức của anh hùng suốt đời càng khó hơn. Phải học tập và rèn luyện suốt đời”.

Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Return to top