ClockThứ Ba, 10/05/2016 14:10

Hương Sơn thêm quả ngọt

TTH - Hương Sơn (Nam Đông) không những là xã định canh, định cư đầu tiên của cả nước xin ra khỏi Chương trình 135, mà còn là xã đồng bào dân tộc thiểu số đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới...

Nhiều tuyến đường được bê tông hóa đã làm đổi thay nhanh chóng bộ mặt nông thôn mới ở Hương Sơn

Phó Chủ tịch UBND xã Hương Sơn Hồ Thị Thời khẳng định: “Chính sức mạnh đoàn kết, thống nhất trong Đảng; sự đồng thuận, nhất trí cao của chính quyền và người dân là “động lực” để Hương Sơn sớm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra”.

Quá trình xây dựng nông thôn mới, bước đầu Hương Sơn cũng gặp phải không ít khó khăn. Nhiều tiêu chí đưa ra nhất là về phát triển kinh tế và nâng cao mức sống người dân?

Ngoài tuyên truyền, vận động người dân tự lực vươn lên, không trông chờ, ỷ lại Đảng ủy, chính quyền Hương Sơn tăng cường cán bộ tới từng hộ nghèo tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá khả năng thoát nghèo để xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng. Nhận thức chương trình xây dựng nông thôn mới là chủ trương tốt của Đảng người dân hết sức đồng tình, hưởng ứng. Từ sự vận động, gương mẫu của các già làng, trưởng bản, bà con Cơ Tu đã tự nguyện hiến đất, hiến cây, tự tay giải phóng mặt bằng, đóng góp công sức để mở đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng. Đi kèm với phát triển cơ sở hạ tầng, là hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, đường, trường, trạm được đầu tư đồng bộ đã tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kinh tế vườn, đồi là sự lựa chọn của bà con dân tộc thiểu số Hương Sơn

Chủ tịch UBND xã Hương Sơn Hồ Thanh Nghi phấn khởi: “Keo, sắn, cao su là 3 loại cây trồng “chủ lực” đã thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển nhanh chóng. Chuối, dứa, đậu tuy là những cây trồng phụ, nhưng không chỉ cứu đói cho bà con những lúc khó khăn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc thu hẹp dần tỷ lệ đói nghèo của xã. Nay, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,8%, giảm 10,5% so với năm 2011. Nhiều bà con dân tộc Cơ Tu tự đầu tư nâng cấp, làm mới 132 ngôi nhà, xây dựng 240 hố xí hợp vệ sinh; đóng góp hàng trăm ngày công và hiến 1,4ha đất xây dựng nông thôn mới”.

“Trình độ dân trí nâng lên, con em thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học năm sau cao hơn năm trước. Đó là bước tiến vượt bậc trong tư duy, suy nghĩ của bà con Cơ Tu ở Hương Sơn. Toàn xã có 4/7 thôn đạt 5 năm liền không sinh con thứ 3 trở lên. Cuối năm 2015, Hương Sơn vinh dự được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Ai cũng biết, địa phương là xã định canh, định cư đầu tiên của tỉnh được công nhận nông thôn mới, nên họ rất cố gắng để giữ vững các tiêu chí...”, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Sơn Hồ Thị Thời thông tin thêm.

Để có thu nhập bình quân 20 triệu đồng/người/năm là nỗ lực lớn đối với Hương Sơn, một xã có đến 100% đồng bào dân tộc thiểu số. Theo lý giải của Bí thư Đảng ủy xã Hương Sơn Hồ Sỹ Đét: “Cây cao su tuy có khó khăn về giá, nhưng chủ trương của huyện cũng như xã là vận động bà con quyết tâm giữ lại diện tích cây cao su. Đối với những diện tích cây lâu năm, khó cho năng suất, chất lượng mủ cao, Đảng ủy, chính quyền xã khuyến khích bà con xen ghép với các loại cây trồng khác giá trị kinh tế cao hơn. Cùng với trồng rừng, trồng keo, trồng cây cao su, nhiều hộ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi bò, lợn đàn, cho thu nhập ổn định”.

Mô hình kinh tế gia trại là hướng đi được nhiều người dân Cơ Tu lựa chọn. Ông Trần Xuân Hưng, thôn Ka Zăng là người chăn nuôi bò nhiều nhất xã. Có thời điểm, đàn bò của ông lên đến 70 con, cho thu nhập vài chục, vài trăm triệu đồng/năm. Bà Hồ Thị Hén, bà Ta Rương Mây, thôn Ba Dược chăn nuôi lợn, bò, trâu sinh sản... và còn nhiều hộ Cơ Tu khác nữa làm ăn khấm khá. “Bà con Cơ Tu chúng tôi tự nguyện làm đơn xin rút khỏi Chương trình 135, để nhường suất hỗ trợ của Đảng, Nhà nước cho đồng bào trên cả nước. Nay, không cớ gì bà con chúng tôi không nỗ lực để vượt qua khó khăn, chăm chỉ làm ăn, vươn lên trong cuộc sống”, ông Trần Xuân Hưng nói đầy quyết tâm.

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Hương Sơn Hồ Xuân Thủy khẳng định: “Hương Sơn có được như ngày hôm nay, bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và huyện, còn kể đến sự nỗ lực của người dân. Trong kháng chiến chống Mỹ, Hương Sơn là căn cứ địa cách mạng, nơi giao tranh ác liệt giữa ta và địch. Sau giải phóng, năm 1976, xã Hương Sơn về tái định canh, định cư vỏn vẹn chỉ có 8-10 hộ dân khai hoang vùng đất mới, đầy bom đạn và thú dữ, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Người dân phải mất nhiều thời gian công sức khai hoang, phục hoá để phát triển kinh tế, xã hội. Những ngày đầu, trình độ dân trí thấp, tập quán sản xuất lạc hậu, bà con chỉ biết dựa vào rừng, phương thức canh tác “phát, cốt, đốt, trỉa”. Sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, huyện, xã, nhất là chương trình hỗ trợ xã miền núi đặc biệt khó khăn, đã tạo điều kiện cho Hương Sơn chuyển mình như ngày hôm nay”.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
Trao tặng 100 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân huyện Nam Đông

Hoạt động trên vừa được Chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức nhằm chào mừng 93 năm Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế.

Trao tặng 100 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân huyện Nam Đông
Anh Noh chăm chỉ

Chăm chỉ học hỏi và áp dụng kiến thức, anh Viên Đăng Noh ở thôn A chi Hương Sơn, xã A Roàng, A Lưới thực hiện và phát triển mô hình nuôi dê bán chăn thả khá thành công…

Anh Noh chăm chỉ
Return to top