ClockThứ Ba, 13/09/2016 10:03

Kêu gọi doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản hợp tác, đầu tư tại Việt Nam

TTH.VN - Chiều 12/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã tiếp các lãnh đạo doanh nghiệp là thành viên Liên đoàn Kinh tế vùng Kansai, Nhật Bản, do ông Shosuke Mori, Chủ tịch Liên đoàn dẫn đầu, cùng với hàng chục doanh nghiệp, ngân hàng lớn của Nhật Bản, sang làm việc, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam.

Liên đoàn Kinh tế vùng Kansai là vùng kinh tế lớn thứ hai của Nhật Bản, có phạm vi bao gồm 10 tỉnh, thành phố, trong đó có các trung tâm kinh tế lớn là Osaka, Kobe, Kyoto, nơi chiếm1/4 tổng số doanh nghiệp của Nhật Bản (hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đóng tàu, tài chính…) và đóng góp vào1/4 tổng kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản- Việt Nam.

Ông Shosuke Mori cho biết Liên đoàn Kinh tế Kansai là tập hợp nhiều doanh nghiệp có thế mạnh về công nghệ thân thiện với môi trường, phù hợp với chủ trương, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam trong thời gian tới. Với chuyến công tác này, Liên đoàn Kinh tế vùng Kansai muốn tăng cường hợp tác hơn nữa với Việt Nam, nhất là sau khi Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chào đón đoàn tới thăm và làm việc tại Việt Nam, cho biết chủ trương của Việt Nam là phát triển bền vững ở 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, không vì tăng trưởng kinh tế mà hủy hoại môi trường. Việt Nam luôn ưu tiên, lựa chọn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có công nghệ quản trị cao, hiện đại và sẵn sàng kết nối với doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi sản xuất toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam cũng sẽ không vì phát triển kinh tế “nóng” mà làm bất ổn kinh tế vĩ mô.

Lãnh đạo Chính phủ cho rằng với hơn 10 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực và đã được ký kết, trong đó có Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương mà Nhật Bản cũng là một thành viên, thì các đối tác kinh tế của Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp của Nhật Bản sẽ có nhiều cơ hội mở rộng đầu tư, sản xuất. Bên cạnh việc ưu tiên đầu tư, xuất khẩu, Việt Nam cũng rất coi trọng việc phát triển thị trường nội địa và mong muốn các doanh nghiệp vùng Kansai nói riêng và Nhật Bản nói chung sẽ tìm được nhiều cơ hội hợp tác, phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng kêu gọi các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản có công nghệ sản xuất cao, hiện đại, tăng cường đầu tư, hợp tác tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến nông sản, thực phẩm. Ngoài ra, với tình trạng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang thiếu hụt nguồn nhân lực có thể tiếp nhận các tu nghiệp sinh Việt Nam.

“Ngoài ra, các ngân hàng lớn của vùng kinh tế Kansai cũng có thể đầu tư vào hoạt động tái cơ cấu ngành ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới, trong đó có cả các ngân hàng thương mại mà Nhà nước đang nắm giữ nhiều vốn”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kêu gọi.

Với Liên đoàn Kinh tế vùng Kansai, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tác động tới giới chức Nhật Bản có chính sách sử dụng lao động Việt Nam để bù đắp cho sự thiếu hụt lao động tại Nhật Bản, nhất là trong lĩnh vực xây dựng.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji tham gia Festival Huế 2024

Với mong muốn lan tỏa nghệ thuật truyền thống Okinawa đến bạn bè quốc tế tại Festival Huế 2024, Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji (Nhật Bản) sẽ mang đến các tiết mục mới kết hợp giữa trống và lân, tạo nên những điệu nhảy uyển chuyển và sống động khiến người xem không thể rời mắt.

Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji tham gia Festival Huế 2024
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Return to top