ClockThứ Năm, 10/02/2022 20:08

Không bắt buộc học sinh test nhanh tại trường

TTH.VN - Chiều 10/2, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn tỉnh về công tác phòng chống COVID-19.

Báo chí cần tiếp tục làm tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịchCho phép cơ sở dịch vụ hoạt động với 50% công suấtBộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý một số việc khi học sinh trở lại trường học trực tiếpQuan tâm tạo việc làm cho lao động từ các vùng có dịch COVID-19 trở vềCảnh báo nguy cơ rối loạn vị giác hoặc khứu giác sau khi mắc COVID-19

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì cuộc họp tại đầu cầu trung tâm

Trong các ngày từ 29/1-9/2, Thừa Thiên Huế ghi nhận 2.037 trường hợp khẳng định dương tính SARS-CoV-2 có mã bệnh của Bộ Y tế và phát hiện 10.736 trường hợp qua test nhanh. Từ đầu mùa dịch đến nay, toàn tỉnh đã có 164 trường hợp F0 tử vong. Phần lớn các trường hợp tử vong là già yếu, lão suy, mắc bệnh nền...  Hiện toàn tỉnh có 2.055 trường hợp F0 đang điều trị tại các cơ sở y tế và 7.423 trường hợp F0 đang theo dõi, điều trị tại nhà.

Thời gian qua, một số địa phương ghi nhận tình trạng F0 nhưng không khai báo và tự điều trị tại nhà. Do đó, ngành y tế đề nghị các địa phương và các tổ COVID-19 tiếp tục bám sát cơ sở để kịp thời giám sát, nắm thông tin và kết nối chặt chẽ với các trường hợp F0 điều trị tại nhà, tạo mọi điều kiện để người dân được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Theo thống kê của ngành Giáo dục & Đào tạo, có 320 giáo viên và 2.628 học sinh là F0. Trong nhóm học sinh, có đến 1.348 F0 ở khối tiểu học. Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, học sinh ở các cấp đều đã trở lại trường với tỉ lệ chung là 70,7%; trong đó, tỉ lệ trẻ ra trường ở khối mầm non là hơn 17%; 82,4% ở khối tiểu học; 91,3% ở khối THCS là 92,1% ở khối THPT. Lý do số trẻ chưa đến trường phần lớn do theo gia đình đón tết ở xa và là những trường hợp có yếu tố dịch tễ. Để tăng khả năng phòng chống dịch cho nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi, ngành Giáo dục & Đào tạo đang tích cực phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền nhằm tạo đồng thuận trong tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 cho nhóm tuổi này theo kế hoạch của quốc gia.

Nhân viên y tế Phú Bài (T.X Hương Thủy) tiêm vắc-xin phòng COVID-19 tại nhà cho người dân

Từ diễn biến dịch tại địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho rằng, mặc dù số ca nhiễm có tăng nhưng cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, với dự báo tình hình dịch bệnh còn phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kịch bản, phương án và phương pháp tầm soát phòng chống dịch. Đồng thời, đề nghị ngành y tế tiếp tục nâng cao năng lực điều trị COVID-19 để giảm áp lực cho tuyến trên; tiếp tục phối hợp với các địa phương tăng tốc việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 theo kế hoạch của chiến dịch tiêm chủng mùa xuân.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Y tế hỗ trợ một phần kit test cho 3 huyện: Quảng Điền, Nam Đông và A Lưới. Với các địa phương khác, ngoài sự chủ động tại chỗ, tỉnh cũng sẽ hỗ trợ tầm soát tùy theo mức độ nguy cơ của dịch. Liên quan đến việc tầm soát phòng chống dịch COVID-19 trong các trường học, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh: Ngoại trừ các trường hợp phụ huynh đồng thuận và có các nguồn xã hội hóa hỗ trợ kit test để tổ chức xét nghiệm nhanh, tầm soát COVID-19 trong học sinh, các trường không được bắt buộc học sinh test nhanh kèm theo bất cứ điều kiện gì.

Trên tinh thần "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" theo Nghị quyết 128 của Chính Phủ, tại cuộc họp này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương giao các đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất chính sách nới lỏng giãn cách và cho mở lại một số hoạt động, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn nhưng phải có điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Nhiều loại dịch vụ được hoạt động trở lại có điều kiện

Lấy mẫu tầm soát COVID-19

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thừa Thiên Huế đã có văn bản điều chỉnh một số biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, như: nhà hàng, quán ăn, quán cafe, Pub beer, internet, trò chơi điện tử, karaoke; cơ sở xông hơi, massage, cơ sở thẩm mỹ/spa; bảo tàng, khu triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, các hoạt động thể dục, thể thao trong nhà; tiệc cưới, hỏi, liên hoan, tiệc mừng… được phép hoạt động/tổ chức không quá 50% công suất phục vụ và phải đảm bảo đầy đủ các quy định phòng, chống dịch. 

Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự được phép hoạt động nhưng không quá 50% công suất và phải đảm bảo đầy đủ các quy định phòng, chống dịch.

Cơ sở lưu trú được phép hoạt động và phải đảm bảo các quy định phòng, chống dịch như: khách hàng từ 12 tuổi trở lên tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, khử khuẩn, quét mã QR.

Ngoài những hoạt động trên, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh tiếp tục tạm dừng hoạt động của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ: quán bar, vũ trường. 

Tin, ảnh: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

Những năm qua, các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối với người khuyết tật (NKT) nói riêng trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tạo điều kiện cho NKT vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn lên sống độc lập, hoà nhập với cộng đồng.

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập
Lan tỏa Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024

Từ mờ sáng 21/4, Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024 do Báo VnExpress phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức, được chính thức khởi tranh tại TP Huế thơ mộng.

Lan tỏa Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024
Return to top