ClockThứ Năm, 06/10/2016 08:11
VẬN HÀNH CƠ SỞ 2, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ:

Không phụ lòng tin của lãnh đạo & người dân

TTH - Bệnh viện đa khoa tỉnh (BVĐK) trở thành Cơ sở 2 của Bệnh viện (BV) Trung ương Huế sau lễ chuyển giao 30/9/2016. Câu chuyện về đội ngũ y, bác sĩ, chất lượng khám, chữa bệnh, cơ sở vật chất… của Cơ sở 2 đang là vấn đề được bạn đọc quan tâm. Thừa Thiên Huế Cuối tuần đã có buổi trao đổi với PGS. TS Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế.

PGS.TS Phạm Như Hiệp

Sau khi chuyển giao, phương án hoạt động và phát triển của Cơ sở 2 như thế nào, thưa ông?

Sau lễ ký kết bàn giao giữa UBND tỉnh và Bộ Y tế vào sáng 30/9, BVĐK tỉnh có tên mới là Cơ sở 2 của BV Trung ương Huế, hoạt động như một trung tâm của BV Trung ương Huế, giống như Trung tâm BV Quốc tế, Trung tâm Ung bướu, Trung tâm Huyết học Truyền máu miền Trung, Trung tâm Tim mạch lâu nay của BV Trung ương Huế. Cơ sở 2 này hoạt động độc lập và được sự quản lý, giám sát và hỗ trợ tích cực của BV Trung ương Huế.

Cùng với trung tâm KCB, với hạ tầng cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại và đang được hỗ trợ từ Trường đại học YONSEI, tổ chức KOICA (Hàn Quốc) cũng như UBND tỉnh cam kết tạo mọi điều kiện bố trí thêm quỹ đất cho Cơ sở 2, nơi đây sẽ hình thành Trung tâm Phòng ngừa thảm họa (phòng chống cháy nổ, tai nạn hàng loạt do giao thông hoặc bom mìn, dịch bệnh, thiên tai bão lụt..), Trung tâm Sửa chữa, bảo trì, kiểm chuẩn trang thiết bị y tế cho khu vực miền Trung.

Trong định hướng phát triển, nơi đây sẽ thành lập thêm Trung tâm Sinh học phân tử (nghiên cứu đến bệnh tật, vấn đề gen, dị tật bẩm sinh, bệnh lý về máu, ung bướu...); Trung tâm Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tương tự như Viện Pasteur ở Nha Trang hiện nay (có chức năng vừa nghiên cứu, vừa điều trị các bệnh truyền nhiễm) và Trung tâm Ghép tạng (điều trị trước ghép và sau ghép).

Rất nhiều việc đặt ra trước mắt và lâu dài tại Cơ sở 2. Vậy đội ngũ cán bộ y, bác sĩ tại đây được củng cố, sắp xếp như thế nào để hoạt động hiệu quả?

Trước hết, chúng tôi cử một Phó Giám đốc BV Trung ương Huế trực tiếp quản lý chung tại Cơ sở 2, với phương châm là mỗi khoa, phòng tại Cơ sở 2 đều được chỉ đạo chặt chẽ về mặt chuyên môn từ các trưởng khoa, phòng, trung tâm của BVTW Huế. Như vậy, sẽ có gần 30 cán bộ có chuyên môn giỏi ra cơ sở 2 làm việc với thời gian 3-6 tháng đến 1 năm (có thể một cán bộ cử đi nhiều đợt). Ngoài ra, còn cử 10-15 bác sĩ từ BV Trung ương Huế ra trực 24/24h hàng ngày tại các khoa, phòng ở Cơ sở 2 (mỗi khoa, phòng có 1-2 bác sĩ trực) theo ca kíp ngay sau khi nhận bàn giao. Đây là những bác sĩ giỏi, uy tín đảm bảo công tác cấp cứu, hoạt động khám chữa bệnh như tại BV Trung ương Huế. Ngay từ thứ 7, chủ nhật vừa qua (1 và 2/10/2016), các kíp trực của chúng tôi đã tiến hành cấp cứu và phẫu thuật cho nhiều bệnh nhân, kể cả những bệnh nặng hoặc kỹ thuật cao...

Đội ngũ cán bộ hiện có 269 người, gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, kỹ sư... sẽ được chúng tôi rà soát thẩm định, đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp theo từng chuyên ngành (cấp tốc, theo hướng một kèm một) để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của một đơn vị trực thuộc bệnh viện hạng đặc biệt.

Việc luân chuyển ứng trực,“biệt phái” cán bộ từ BV Trung ương Huế ra “quê mới” cũng đồng nghĩa phải làm việc xa nhà, cách trở đường sá...

Không có vấn đề gì. Chúng tôi họp bàn, thăm dò không chỉ đội ngũ cán bộ “biệt phái”, trực gác mà các cán bộ tại chỗ đều vui vẻ phấn khởi khi Cơ sở 2 được sự điều hành quản lý của BV Trung ương Huế. Nếu đo đếm chính xác thì quãng đường đi lại làm việc không xa lắm (tầm 20-22km, tùy theo chỗ ở hiện nay của anh chị em). Chúng tôi đã có những phương án chính sách hỗ trợ phương tiện cho cán bộ y, bác sĩ đi lại.

Cụ thể là đã bàn bạc và sẽ làm việc với Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo các chuyến xe buýt hàng ngày vào sáng và chiều đón trả cán bộ đúng giờ, đúng địa chỉ có điểm đỗ tại BV Trung ương Huế và điểm đỗ  tại cổng Cơ sở 2. Thêm nữa, BV Trung ương Huế sẽ có các chuyến xe đưa đón cho cán bộ, y, bác sĩ. Đối với những trường hợp không tham gia đi xe buýt, xe đưa đón cán bộ mà tự túc phương tiện đi lại, BV sẽ hỗ trợ thỏa đáng.

PGS.TS đã đặt ra vấn đề đưa cán bộ “biệt phái” và cắt cử đội ngũ trực gác. Việc quản lý, đánh giá hiệu quả công việc của những người mà PGS.TS đã tin cẩn như thế nào?

Đơn giản thôi, đó là thông qua con số bệnh nhân, số giường điều trị nội trú hàng năm và hơn hết là được sự tín nhiệm, hài lòng của người bệnh. Hiện tại, việc khám, điều trị ngoại trú ở cơ sở 2 khoảng 100-150 lượt/ngày, lúc cao điểm tầm 200 lượt; số bệnh nhân điều trị nội trú khoảng 100 bệnh nhân/ngày. Với phương án đã xây dựng, dự kiến vào năm 2017, cơ sở 2 sẽ thu hút mỗi ngày khoảng 300-400 lượt khám, điều trị; điều trị nội trú từ 250-300 giường bệnh và đến năm 2018, phấn đấu khai thác công suất tối đa 500 giường bệnh. Về nguồn thu sẽ đạt gấp 3-4 lần so với hiện tại. Những con số đề ra là thước đo, là cơ sở để đánh giá hiệu quả công việc không chỉ cán bộ “biệt phái” từ BV Trung ương Huế mà còn cho đội ngũ cán bộ hiện tại.

Để trở thành địa chỉ mà bệnh nhân tin cậy thì cần có những chiến lược, giải pháp gì?

Ngoài yếu tố con người là thế mạnh, cụ thể là việc điều động những y, bác sĩ giỏi từ BV Trung ương Huế, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, cũng như hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất, chúng tôi vận dụng những cơ chế chính sách khám điều trị BHYT, thu hút, tiếp nhận bệnh nhân ở 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh...; đồng thời, làm tốt công tác chỉ đạo tuyến, chuyển tuyến cho bệnh nhân ở các địa phương này. Thay vì khi bệnh nhân ở những địa điểm nói trên muốn chuyển tuyến vào BV Trung ương Huế thì có thể vào Cơ sở 2 vì chất lượng khám chữa bệnh ở đây tương đương với BV Trung ương Huế.

Theo thống kê, số lượng bệnh nhân ở các địa phương này hàng năm vào điều trị nội trú tại BV Trung ương Huế khá lớn nên chúng tôi sẽ linh động trong việc giảm tải cho BV Trung ương Huế bằng cách hỗ trợ xe đưa đón, chuyển bệnh nhân, các trường hợp hậu phẫu, sau khi cấp cứu, can thiệp... ra điều trị, hồi sức ở Cơ sở 2 nếu người bệnh có nhu cầu. Nếu một số khoa, trung tâm có lượng bệnh nhân quá tải, có thể xem xét mở một số khoa tại Cơ sở 2 để tăng cường chất lượng điều trị cho bệnh nhân.

Bên cạnh những giải pháp nói trên, chúng tôi sẽ tổ chức những đợt khám, điều trị miễn phí cho bệnh nhân vào dịp cuối tuần tại Cơ sở 2 để giới thiệu về các dịch vụ y tế, các kỹ thuật mới, nhằm tạo thương hiệu và sự lan tỏa trong khu vực và cả nước. Dù thời gian đầu mới tiếp nhận có khó khăn, vướng mắc, nhưng chúng tôi quyết tâm đưa Cơ sở 2 phát triển bền vững, hiệu quả, nếu không sẽ có lỗi với lãnh đạo và người dân đã tin tưởng, chuyển giao. Dù chưa xác định thời gian cụ thể nhưng chúng tôi muốn xây dựng Cơ sở 2 của BV Trung ương Huế trở thành một biểu tượng, đó là biểu tượng thành công của sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Xin cám ơn ông!

Lực lượng chúng tôi “biệt phái” là những người được lựa chọn để thử thách, nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý nhằm để quy hoạch, sắp xếp bổ nhiệm vào các vị trí cao hơn sau này. “Biệt phái” là để đạt tối ưu công việc chứ không phải là để “sắp chỗ” cho cán bộ ở lại

PGS.TS Phạm Như Hiệp

MINH VĂN (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Return to top