ClockThứ Ba, 30/11/2010 19:12

Không tự ý bỏ việc nên công chức khỏi đền bù chi phí đào tạo

TTH - * Tôi là công chức Nhà nước trong biên chế chính thức từ tháng 8/2004. Trong thời gian đi học thạc sĩ, tôi được cơ quan cấp lương và phụ cấp từ tháng 9/2004 đến 11/2006 và sau đó về lại cơ quan làm việc. Tháng 10/2010, tôi xin chuyển công tác về cơ quan mới và được cơ quan cũ đồng ý. Hiện, cơ quan cũ làm gần như hoàn tất các hồ sơ chuyển công tác, nhưng bắt tôi phải bồi hoàn 100% chi phí đi học, trừ tiền lương, vì tôi chưa phục vụ đủ sáu năm theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 5/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức. Trước đây, khi đi học cao học, giữa tôi và cơ quan cũ không hề thực hiện bất cứ cam kết nào. Vậy, tôi có phải bồi hoàn chi phí đào tạo theo nghị định nói trên hay không và cách tính như thế nào, có trừ đi thời gian phục vụ của tôi sau khi học xong không (từ khi tôi tốt nghiệp cao học đến nay đã bốn năm)? (BS. Trần Thị Khánh Nga, Trường Đại học Y Dược Huế).

- ThS. LS Nguyễn Văn Phước, Trưởng Văn phòng Luật sư Huế:Nghị định số 18/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/5/2010 đã bãi bỏ chương III (Chế độ bồi thường chi phí đào tạo) của Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức. Theo quy định tại điều 24 của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, công chức phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng trong trường hợp sau: “Công chức đang tham gia khoá đào tạo, bồi dưỡng mà tự ý bỏ học, thôi việc hoặc đã học xong nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết mà tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng”.

Đối chiếu trường hợp của bạn, bản thân đã công tác một thời gian sau khi học xong cao học, sau đó xin chuyển công tác về cơ quan mới và được sự đồng ý của cơ quan cũ. Do vậy, trường hợp của bạn không phải tự ý bỏ việc nên căn cứ vào quy định tại điều 24 đã dẫn ở trên, bạn không phải đền bù chi phí đào tạo. Vì bạn không tự ý bỏ việc nên việc có phục vụ đủ thời gian sau khi học xong (có cam kết hay không cam kết) cũng không phải là lý do hợp pháp để buộc bạn phải đền bù chi phí đào tạo.
 
Bạn có thể tham khảo cách tính bồi hoàn chi phí đào tạo theo Nghị định số 54/2005/NĐ-CP và Thông tư số 130/2005/TT-BNV ngày 7/12/2005 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 54/2005/NĐ-CP. Theo đó, các khoản chi phí đào tạo được tính để bồi thường, gồm: các khoản chi cho khóa đào tạo (bao gồm cả chi phí đi lại) tính theo từng người được đào tạo và thời gian yêu cầu phục vụ sau khi hoàn thành khóa đào tạo được tính gấp ba lần so với thời gian của khóa đào tạo. Căn cứvào thời gian yêu cầu phục vụ và thời gian công chức, viên chức làm việc liên tục tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành khóa đào tạo và tổng chi phí của khóa đào tạo để tính mức bồi thường như sau:
 
Chi phí đào tạo phải bồi thường = [(Thời gian yêu cầu phục vụ - Thời gian làm việc sau khi đào tạo): Thời gian yêu cầu phục vụ] x Tổng chi phí của khóa đào tạo.
 
Bùi Vĩnh (ghi)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù

1 án tử hình, 1 chung thân và 9 bị cáo còn lại nhận mức án từ 2,5 - 14 năm tù là bản án nghiêm khắc dành cho 11 thanh niên trong vụ hỗn chiến kinh hoàng dưới chân đèo Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) làm 2 người chết, 3 người trọng thương.

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù
Mất tình ruột thịt

Bất kể vụ tranh chấp nào phải “mang đến” chốn pháp đình cũng phức tạp. Nhưng phức tạp và đau lòng nhất vẫn là những vụ án mà đương sự là người thân ruột thịt trong một gia đình.

Mất tình ruột thịt
Bi kịch do sử dụng ma túy

Học đến lớp 11 thì bỏ học nửa chừng vì bị chúng bạn lôi kéo sử dụng chất ma túy, Lê Ngọc Phú Thịnh (SN 1995, trú phường Kim Long, TP. Huế) trở thành kẻ sát nhân máu lạnh. Đau đớn hơn khi mà nạn nhân lại chính là bà nội của y.

Bi kịch do sử dụng ma túy
Lời cảnh tỉnh

Thiếu cẩn trọng khi tham gia giao thông, người thiệt mạng, người còn vị thành niên bị pháp luật xử lý.

Lời cảnh tỉnh
Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân

Theo đó, tuyên mức án tử hình đối với Phan Văn Bá (SN 1976) và Lê Kim Huân (SN 1990), cùng trú TP. Đà Nẵng; đồng thời tuyên án chung thân đối với Phạm Đăng Huy (SN 1981), trú tỉnh Bình Thuận, trong vụ vận chuyển 14 bánh heroin (gần 5kg) từ Hà Tĩnh vào phía nam, bị bắt giữ tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân

TIN MỚI

Return to top